Cá sông Đà gác bếp – Món ngon từ thiên nhiên Lai Châu. | Tây Bắc TV
Cá sông Đà gác bếp là một trong những món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại Tây Bắc trong đó có Lai Châu. Hôm nay, Tây Bắc TV xin được gửi tới các bạn cách làm món ăn độc đáo này nhé!
Cá sông Đà gác bếp là món ăn như thế nào?
Cá gác bếp hay còn được gọi là cá sấy, cá hun khói là món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Thái Lai Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung. Trong tiếng Thái món ăn này có tên là “ Pa Giảng”. Cá dùng để chế biến món cá gác bếp này có thể sử dụng bất kì loại cá nào như chép, trắm, rô phi…nhưng ngon nhất là loại cá măng, cá trắm đen sông Đà.
Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn của sông Đà, điều tiết trực tiếp nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn. Cá tự nhiên ở sông Đà do đặc điểm nguồn nước và lưu lượng dòng chảy lớn nên ngon, ngọt và chắc thịt hơn hẳn các loại cá ao, hay cá sông khác. Sau khi được đánh bắt, người dân sơ chế cá, sau đó tẩm ướp với các gia vị đặc trưng rối đem hun khói. Cá sông Đà gác bếp ăn một lần sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Cách làm cá sông Đà gác bếp.
Để làm món cá sông Đà gác bếp ngon cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người chế biến. Tây Bắc TV sẽ hướng dẫn các bạn cách làm đơn giản nhất để tạo ra món cá gác bếp thơm ngon, chuẩn vị.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để làm món cá sông Đà gác bếp.
Để có món cá sông Đà gác bếp ngon điều kiện tiên quyết là phải chọn được cá ngon. Cá phải chọn những loại cá tươi, thịt dày, ít xương. Tùy theo khẩu vị mà chọn loại cá cho phù hợp. Nếu bạn thích loại cá dai ngọt có thể chọn cá lăng, cá dầm xanh, cá vược. Nếu thích ăn cá dày thịt, mềm hơn thì có thể chọn cá trắm, cá chép. Nếu mua được cá tươi sông Đà là ngon nhất do dòng chảy sông Đà rất xiết nên cá rất chắc thịt, vị ngọt ngon không tanh.
Thông thường người dân nơi đây sử dụng tất cả các loại cá để làm cá gác bếp nhưng hay dung nhất là cá trắm và cá măng. Do đây là hai loại cá lớn. Cân nặng trung bình từ 2 đến tận 16 kg.
Ngoài ra chúng ta cần chuẩn bị thêm các gia vị cần thiết cho món cá gác bếp. Vẫn là các loại gia vị đặc trưng cho các món nướng, sấy Tây Bắc như: dổi, mắc khén, ớt, tỏi, muối.
Bước 2: Tẩm ướp gia vị để làm món cá sông Đà gác bếp.
Gia vị chính là yếu tố tạo nên hương vị dặc trưng riêng biệt của các món gác bếp Tây Bắc như thịt lợn, thịt trâu, cá gác bếp. Cá sau khi được sơ chế sạch sẽ, với những con cá nhỏ (như rô phi, chép) chúng ta có thể để cả con. Với những loại cá lớn như cá măng, trắm đen, lăng chúng ta cần cắt thành các khúc to, dày. Các loại gia vị đã được chuẩn bị sẵn chúng ta đem giã nhuyễn và trộn đều với nhau. (chú ý ớt, dổi, mắc khén cần nướng trước khi giã để tăng mùi vị. Chúng ta đem tất cả phần gia vị vừa giã nhuyễn phết đều lên toàn bộ bề mặt cá (cả trong và ngoài), sau đó để cá ngấm gia vị trong khoảng 3 tiếng.
Bước 3: Hun khói – khâu cuối cùng để có món cá sông Đà gác bếp ngon tuyệt cú mèo.
Sau khi cá đã ngấm đều gia vị chúng ta tiến hành công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự kiên nhẫn đó chính là khâu sấy khô ( hun khói). Để miếng cá được khô từ từ, giữ được vị ngọt và nhất là không bị đen khi hun cần chú ý canh lửa. Các miếng cá được xâu dây và treo lên giàn bếp. Củi để hun nên chọn loại củi thơm, chắc gỗ.
Không được để lửa quá to sẽ gây cháy cá. Lửa cần để ở mức vừa và liên tục trong khoảng 6 tiếng. Nên có thể nói đây là công đoạn quyết định sự thành bại của món cá gác bếp. Cũng như đây là công đoạn đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ của người chế biến
Nếu gia đình không sủ dụng bếp củi bạn hoàn toàn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để sấy. Tuy nhiên cách này không dung đượ nếu bạn cần chế biến số lượng nhiều. Chú ý setup mức nhiệt vừa phải khoảng 140 độ C. Sấy liên tục trong 45 phút.
Trong quá trình sấy bằng nồi chiên không dầu bạn nên kiểm tra tình trạng miếng cá. Nếu bề mặt bị xém nhưng phần dưới vẫn chưa khô hoàn toàn bạn dung giấy bạc che bề mặt cá và tiếp tục sấy đến khi đạt yêu cầu.
( Các bạn có thể tham khảo 5 cách sấy khác tại bài viết Top 5 cách làm thịt lợn sấy chuẩn vị của Tây Bắc TV)
Cách bảo quản và sử dụng cá sông Đà gác bếp.
Cách bảo quản.
Để bảo quản cá sông Đà gác bếp bạn có thể đóng gói (hút được chân không là tốt nhất) sau đó để trong tủ đông (không nên để tủ mát). Cá để tủ đông có thể bảo quản được từ 1 đến 3 tháng.
Đối với đồng bào dân tộc Thái nơi đây họ thường bảo quản rất đơn giản mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon bằng cách bảo quản trên giàn bếp. Khi nào cần sử dụng sẽ lấy một phần vừa đủ để chế biến thành món ăn.
Cách sử dụng.
Cá khi được bảo quản bằng cách cấp đông, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng trước đó ta cần rã dông sản phẩm.
Nướng lại cá bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng, hoặc trực tiếp trên than hoa. Ta chỉ cần cho cá vào lò và chọn mức nhiệt trung bình để cá nóng trở lại là có thể dụng ngay.
Nếu không có lò vi sóng bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cách hấp cách thủy, hoặc đơn giản hơn là hấp trên chõ xôi của nồi cơm điện. Cá hấp sẽ mềm và mọng nước hơn.
Khi thưởng thức chúng ta có thể dung kèm với các loại rau sống, chấm cùng chẳm chéo, tương ớt hay bất kì thức chấm nào theo khẩu vị của bạn và gia đình ví dụ như chấm với muối tiêu chanh cũng rất ngon.
Nếu muốn đổi cách thưởng thức, bạn cũng có thể sốt cá cùng với cà chua, rắc thêm chút hành lá là đã có món cá sốt nhanh, gọn và rất lạ miệng. Thêm một bát cơm Séng Cù thơm dẻo là hết veo nồi cá thơm ngon rồi.
Nếu không biết chế biến tôi có thể mua cá sông Đà gác bếp ở đâu?
Tuy chưa được phổ biến như món thịt trâu, thịt lợn gác bếp, song bạn có thể tìm mua món cá sông Đà gác bếp tại một số cửa hang hay trang web chuyên kinh doanh các mặt hang đặc sản Tây Bắc như Tây Bắc TV. Cá sau khi chế biến sẽ được đóng gói nhỏ 200gr, 500gr cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
Giá của cá gác bếp cũng mềm hơn nhiều so với thịt trâu hay thịt lợn gác bếp mà giá trị dinh dưỡng không hề thua kém.
Lời kết
Tây Bắc nói chung, Lai Châu nói riêng không chỉ có núi non hùng vĩ, những dòng sông xanh thẳm mà còn có bản sắc văn hóa vô cùng đáng tự hào. Đến với Lai Châu các bạn còn được thưởng thức những món ăn vô cùng độc đáo của người dân bản địa nơi đây.
Trước đây do điều kiện kinh tế khó khan, điều kiện bảo quản thực phẩm thô sơ nên đồng bào các dân tộc nơi đây thưởng bảo quản thịt, cá bằng cách sấy khô (hun khói). Lâu dần các món thịt, cá gác bếp đã trở thành đặc sản, là món ăn ngon mang màu sắc bản địa. Hãy một lần đến với Lai Châu để thưởng thức các món ăn đặc sản này bạn nhé.
Tây Bắc TV hẹn gặp bạn tại Lai Châu vào một ngày không xa. Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi nhé.
Quyên Hoàng