Mâm ngũ quả không chỉ đơn thuần là một sản phẩm trang trí mà còn có thể làm hài lòng khách hàng và kính trọng của gia chủ đối với khách đến chơi nhà. Qua đó, biểu thị mong ước về một năm mới sung túc, đủ đầy và hạnh phúc. Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả cũng mang một ý nghĩa riêng: chuối biểu tượng cho sự kết nối, phật thủ mang ý nghĩa bình an, bưởi đem lại may mắn, quýt biểu tượng cho tài lộc, và táo là biểu tượng của sức khỏe khỏe mạnh. Hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu 10 cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đơn giản mà đẹp qua bài viết sau.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Từ xưa, mâm ngũ quả đã được xem như một phần quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của dân tộc. Chúng mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn viên, sung túc cũng như gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp vào đó.
Việc lựa chọn 5 loại trái cây bày lên mâm sẽ tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng khác biệt ở từng vùng miền. Mỗi loại quả sẽ hàm chứa một ý nghĩa riêng, được biểu hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cách gọi tên.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả luôn giữ một vai trò thiết yếu trong việc thể hiện tấm lòng thành kính đối với Tổ Tiên, cũng như đạo lý uống nước nhớ nguồn. Chúng gồm 5 loại quả khác nhau mang ý nghĩa: Phú (giàu có, tài lộc) – Quý (địa vị, công danh) – Thọ (sống lâu trăm tuổi) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình an). Đây là những điều quý giá và mà mọi người luôn mong mỏi đạt được trong năm mới.
Ngoài ra, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài lao động vất vả hay biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Dù năm qua làm ăn ra sao thì vẫn có mâm ngũ quả trên bàn thờ. Không chỉ vậy, mâm ngũ quả còn thể hiện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ – năm hành sinh ra vạn vật trong vũ trụ nhằm ước mong sự hài hòa, cân bằng và trọn vẹn trong cuộc sống.
Tổng hợp 10 cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đơn giản mà đẹp
Mâm ngũ quả miền Bắc
Theo phong tục của người miền Bắc, mâm ngũ quả được bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Do đó mâm ngũ quả được phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Các loại quả được sắp xếp xen kẽ nhau.
Mâm ngũ quả miền Nam
Với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”, người miền Nam bày mâm ngũ quả tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Mỗi chữ cũng là đại diện cho những loại quả chính được trưng bày trong mâm ngũ quả của người miền Nam.
Ngoài những loại quả chính này thì còn có thể bổ sung vào mâm ngũ quả các loại quả như thơm (quả dứa) với ý nghĩa mỗi năm con cháu đến sum họp quây quần về nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng với ý nghĩa đem lại may mắn đủ đầy cho gia đình.
Với khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân miền Trung cũng không quá câu nệ hình thức và mâm ngũ quả thường là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Cũng vì thế mà mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được miễn là tươi ngon.
Mâm ngũ quả ở miền Trung được bày trí đơn giản theo hình thức quả to, quả nặng đặt dưới, những quả nhỏ hơn đặt lên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống.
Có thể nói mâm ngũ quả ở miền Trung là sự giao thoa các loại quả của miền Bắc và miền Nam như: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Sự giống và khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Mâm ngũ quả phải nhiều màu sắc và đảm bảo đúng Ngũ hành |
Trái cây thường đơn giản, gần gũi cuộc sống, không quá câu nệ hình thức |
Thường bày mâm ngũ quả theo mong muốn ‘Cầu sung vừa đủ xài’. Tránh những loại trái phát ra âm |
Dược Liệu Tây Bắc
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung