Ngây ngất trước vẻ đẹp của Hoàng Su Phì mùa lúa chín|Tây Bắc TV

Hoàng Su Phì mỗi dịp thu về đều đẹp đến nao lòng. Tây Bắc TV sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì mùa lúa chín nhé!

Làm cách nào đi đến Hoàng Su Phì?

Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Tập trung đồng bào dân tộc Mông, Dào, Nùng, La Chí… sinh sống. Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, theo tuyến quốc lộ 2. Cung đường đến Hoàng Su Phì khá gia nan do địa hình đồi núi và nhiều đoạn khó đi, hiểm trở. Các bạn có thể lựa chọn những cách say khi đến Hoàng Su Phì.

Một là, phượt Hoàng Su Phì bằng xe máy.

Đường đi Hoàng Su Phì khá hiểm trở, nhất là vào đầu thu thường xuyên có mưa.  Nếu quyết định đi xe máy, bạn nên lưu ý phải nghiên cứu thật kỹ cung đường và bảo dưỡng xe máy an toàn.

Đường tới Hoàng Su Phì chia theo hai ngả: Từ đường quốc lộ 2 qua Tuyên Quang đến Hà Giang đi vào Hoàng Su Phì. Thứ hai, bạn có thể đi từ phía đường Bắc Hà (Lào Cai) qua Xín Mần. Đường nào cũng cách Hà Nội khoảng gần 300 km và rất khó khăn với con đường ngoằn ngoèo bám theo núi nhỏ hẹp, ít phương tiện xe cộ đi lại.

Hai là, đến Hoàng Su Phì bằng xe khách.

Nếu lựa chọn xe khách, bạn có thể đi tuyến xe Hà Nội – Hà Giang (bến Mỹ Đình). Giá vé từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Đến ngã ba Bắc Quang thì bạn chuyển sang xe đi Vinh Quang – Hoàng Su Phì. Quãng đường này dài khoảng 58 km nữa.

Ngắm ruộng bậc thang cực đẹp của Hoàng Su Phì mùa lúa chín.

 Từ năm 2012, những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận Di tích quốc gia. Nằm trên địa bàn của 6 xã là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Thông Nguyên và Nậm Tý. Các thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn quanh sườn đồi, lưng núi. Vẻ đẹp của các thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc là vẻ đẹp hài hòa giữa bàn tay, khối óc, sự cần cù lao động của con người với thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà thơ mộng.

Từ giữa tháng 9 đến tháng 10, những ai mê du lịch đều không thể bỏ qua mùa vàng Hoàng Su Phì. Một số địa điểm ruộng bậc thang đẹp nhất ở Hoàng Su Phì bạn nên đến khi mùa lúa chín, đó là:

Hoàng Su Phì mùa lúa chín
Hoàng Su Phì mùa lúa chín

Ruộng bậc thang Bản Phùng: nằm gần biên giới Trung Quốc, cách thị trấn Vinh Quang khoảng 30 km. Để đi đến đây phải men theo một con đường nhỏ, bạn sẽ nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang nằm cheo leo bên dốc núi.

Ruộng bậc thang Hồ Thầu: nằm cách xã Nậm Dịch khoảng 16 km. Đây là ruộng của người dân Dao Đỏ. Những thửa ruộng mênh mông bát ngát, cao ngút tầm mắt, đều và ít dốc.

Ruộng bậc thang Bản Luốc: với địa hình núi đất, dốc vừa phải. Ở đây có rất nhiều thửa ruộng bậc thang có hình lượn sóng hoặc cánh cung. Người dân tộc Dao và Nùng là những người canh tác chủ yếu những thửa ruộng này.

Ruộng bậc thang Thông Nguyên: được đánh giá là điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất Hoàng Su Phì. Đặc biệt là đoạn km số 24 nằm trên đoạn từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.

Ruộng bậc thang Nậm Ty: cũng nằm ngay trên km số 24. Người Dao Đỏ chủ yếu canh tác ở những thửa ruộng này. Ruộc bậc thang Nậm Ty đã được công nhận là di tích Quốc gia của Hoàng Su Phì.

Leo núi Tây Côn Lĩnh – trải nghiệm đáng nhớ khi đến Hoàng Su Phì

Tây Côn Lĩnh còn được ví là “nóc nhà Đông Bắc”. Đây là một trong những ngọn núi cao nhất của Việt Nam. Nếu bạn là người yêu thích khám phá, ưa mạo hiểm thì không nên bỏ qua địa điểm này. Vào mùa thu tuyệt đẹp này, lên đỉnh núi, bạn sẽ được đắm mình trong làn mây bồng bềnh, tận hưởng trọn vẹn khung cảnh khu rừng nhiệt đời bao la.

Ngắm hoa Tam Giác Mạch – ngất ngây trong sắc tím của Hoàng Su Phì.

Gần đây, hoa tam giác mạch còn được tỉnh Hà Giang trồng tại những thửa ruộng bậc thang của 2 huyện phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Lên Hoàng Su Phì cuối thu, bạn sẽ được đắm mình vào sắc tím biếc của hoa tam giác mạch đang dần thay thế cho màu vàng rực của đồng lúa chín. Tuy nhiên, tam giác nở rộ thì vào thời điểm tháng 10 và 11.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang
Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang

Đến Hoàng Su Phì mùa lúa chín bạn sẽ thưởng thức món gì?

Đầu tiên là cơm lam rồi. Món ăn mang đặc trưng của vùng núi Hà Giang. Gạo nếp mới dẻo ngon, đậm đà hương vị núi rừng sẽ khiến bạn mê tít đó.

Tiếp đến là món Cốm nếp của người La Chí. Món cốm nếp là chỉ được làm khi vào mùa thu, lúc tiết trời lạnh. Nguyên liệu là lúa nếp non, khi hạt chỉ bắt đầu cứng. Đến với Hoàng Su Phì mùa lúa chín, bạn sẽ được thưởng thức món cốm nếp mang mùi hương dịu nhẹ cùng vị béo ngọt của hạt nếp non.

Với ai yêu trà thì các bạn chớ bỏ qua Trà San Tuyết. Lá từ cây trà cổ thụ, mọc trên núi cao. Trà được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Dao và Mông. Trà có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong.

Một số lưu ý khi đến Hoàng Su Phì.

 Nếu bạn đi bằng xe máy đến Hoàng Su Phì thì cần bảo dưỡng xe đầy đủ, đảm bảo các những yêu cầu về đèn pha, phản quang, phanh… Nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ nữa nhé!

Thời tiết ở Hoàng Su Phì khá lạnh về đêm bạn cần mang theo áo ấm, chăn mỏng, áo khoác. Là người thích chụp ảnh, bạn có thể chuẩn bị cho mình những trang phục thật rực rỡ để có nhiều bức ảnh về mùa vàng ở Hoàng Su Phì.

Bạn nên chuẩn bị thêm ít đồ ăn vặt, lương khô, nước uống, thuốc chống mũi, thuốc cảm để phòng các tình huống và cũng vì ở đây rất ít quán. Ngoài ra, hãy mang thêm thật nhiều kẹo bánh để chia cho các em nhỏ vùng dân tộc.

Chúc bạn có một hành trình trải nghiệm về Hoàng Su Phì mùa lúa chín thật đáng nhớ!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *