Khám phá Mường Tè Lai Châu, miền đất của mạch nguồn văn hóa. Đó là lí do vì sao thời gian gần đây nhiều người lựa chọn đến Mường Tè để trải nghiệm. Một không gian văn hóa truyền thống đa dạng, phong cảnh thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”….
Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy Cùng Tây Bắc TV đến với Mường Tè nhé!
Khám phá Mường Tè Lai Châu – mạch nguồn văn hóa
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Lai Châu. Phía Đông giáp huyện Sìn Hồ; phía Tây giáp huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên); phía Nam giáp huyện Nậm Nhùn; Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Mường Tè có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao. Độ cao trung bình từ 900 – 1.500m so với mặt nước biển. Nhiều đỉnh có độ cao trên 2.000m như đỉnh Phu Xi Lung (3.076m), Pu Tà Tổng (2.109m).
Khí hậu của Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc. Vì thế, ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
>Xem thêm
https://taybac.tv/du-lich-lai-chau-mua-xuan-2024-say-dam-long-nguoi/
Dân số trên 10 nghìn người. Bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Thái, Mông, Dao, Giáy, La Hủ, Hà Nhì, Mảng, Cống, Si La, Hoa, Cao Lan, Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu …. Có những dân tộc rất ít người.
Sự đa dạng về dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa của Mường Tè. Đồng thời, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho huyện Mường Tè những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Khám phá Mường Tè Lai Châu – vùng biên cương
Mường Tè – Lai Châu không quá rộng, tuy nhiên, là huyện vùng biên, đường đi lại rất khó khăn vì thế, nơi đây vẫn còn rất xa lạ với nhiều người. Để chuyến đi của bản thuận lợi hơn, hãy tham khảo những địa điểm nên đến sau nhé!
Khám phá Mường Tè Lai Châu: Nhà lưu niệm Giáo sư Nguyễn Hữu Thọ:
Giáo sư Nguyễn Hữu Thọ được coi là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc. Ở Bản Giẳng, hiện còn một tấm bia đá ghi rõ: “tại nơi đây, năm 1950 – 1951, luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị thực dân Pháp lưu dày”. Vì thế, sau này, nhân dân và chính quyền địa phương đã xây nhà lưu niệm để tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Hữu Thọ từng bị thực dân pháp đày cách nay hơn 60 năm.
Thực Phẩm Bổ Sung
Dược Liệu Tây Bắc
Dược Liệu Tây Bắc
Khi ông đến đ, Bản Giẳng khi ấy chỉ lơ thơ hơn chục nóc nhà. Cuộc sống của bà con rất nghèo khổ, thiếu thốn, không lớp học, không bệnh xá. Trong khoảng mười tháng lưu đày ông dạy chữ cho trẻ, dạy kiến thức vệ sinh cho đồng bào Thái ở đây. Đồng thời, ông thường xuyên nói chuyện về tinh thần yêu nước với thanh niên. Ngày Lễ tết, ông tham gia ném còn, múa xòe… Vì thế, rất được bà con nhân dân tin tưởng và yêu quý.
Tham quan nhà lưu niệm Giáo sưu Nguyễn Hữu Thọ, du khách còn được nhìn lại một chằng đường lịch sử của nhân dân Mường Tè.
Khám phá Mường Tè Lai Châu: Hang động thạch nhũ:
Do địa hình có nhiều núi cao nên Mường Tè có nhiều hàng động. Trong số đó phải kể đến hang động thạch nhũ nằm cách bản Nậm Củm, khoảng10km dọc theo đầu nguồn sông đà nhưng nằm ở bên kia con sông. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tầng thạch nhũ và măng đá được hình thành trong nhiều dạng khác nhau. Càng đi vào sâu trong hang những bãi cát lấp lánh sẽ hiện ra trước măt bạn như một thiên đường cổ tích.
Khám phá Mường Tè Lai Châu: Hòn đá trắng (Thạch thiên trấn ải ):
Ở bản Pá Thắng, xã Thu Lũm, từ ngàn đời qua, người dân bản vẫn có một vị thần núi đó là hòn đá trắng. Như người dân nhiều đời truyền lại thì hòn đá trắng có nhiệm vụ trấn ải, chứng kiến, bảo vệ thiên nhiên mùa màng.
Người Hà Nhì còn cho rằng, nơi ở của bản, chính là nơi vị thần đã định. Vì vậy, họ luôn cho rằng có một vị thần luôn bảo vệ dân bản. Họ coi hòn Đá trắng là vị thần trấn ải, canh giữ cho cuộc sống bình yên của người dân.
>Xem thêm
https://taybac.tv/du-lich-lai-chau-mua-dong-diem-den-ly-tuong-cua-du-khach/
Khám phá Mường Tè Lai Châu: Di tích Đồn Pháp
Di tích Đồn Pháp nằm trên núi Đồn thuộc bản Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè. Đồn được xây dựng trên đỉnh của ngọn đồi khá cao và hiểm trở, nằm giữa ngã ba của suối Nậm Củm và sông Đà.
Mỗi khi đến đây, du khách sẽ có cảm giác như được sống lại cùng lịch sử. Bức tường rêu phong đầy lỗ đạn, lạnh lẽo mang đến một cảm giác vừa thiêng liêng vừa đau đớn. Đây là những dấu tích lịch sử còn sót lại như lời nhắc nhở thế hệ sau biết trân trọng những gì cha ông đã để lại.
Khám phá Mường Tè Lai Châu: Suối nước nóng Pắc Ma
Suối nước nóng Pắc Ma là suối khoáng nóng tự nhiên. Một trong số các tác dụng khi tắm suối khoáng nóng tự nhiên: giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ chữa nhiều bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh thuộc hệ thống cơ khớp, thần kinh, rối loạn tuần hoàn dinh dưỡng. Hồi phục sức khỏe trong thời gian dưỡng bệnh, các bệnh phải bất động lâu ngày.
Vì thế, nếu đến Mường Tè, Lai Châu bạn đừng bỏ qua địa điểm tuyệt vời này nhé!
Khám phá Mường Tè Lai Châu – Trải nghiệm không gian văn hóa
Không gian văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Mường Tè có nền văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc của các dân tộc. Đến với các dân tộc Thái, Hà Nhì, Si La, La Hủ… bạn sẽ được khám phá nét văn hóa nghệ thuật truyền thống rất riêng biệt từ những lời ca, tiếng hát, điệu múa xòe. Như dân tộc Cống có điệu gà gáy, chặt gỗ đóng thuyền… Dân tộc Si La thì sở hữu điệu hát Nhăm nhăm bơ, Bơ kỵ bơ lơ, điệu hát ru con…nổi tiếng.
Khám phá Mường Tè Lai Châu – Tìm hiểu vẻ đẹp trang phục các dân tộc
Mỗi một cộng đồng dân tộc đều có trang phục truyền thống của dân tộc mình. Vì thế, đến Mường Tè, Lai Châu để ngắm vẻ đẹp của các trang phục cũng rất thú vị.
Dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè nổi bật với các bộ trang phục dành cho nữ rất bắt mặt. Áo ngắn mặc bên ngoài, áo dài mặc bên trong kết hợp với quần ống thụng bằng vải chàm đen, trang trí hoa văn. Gam màu chủ đạo trong trang phục của người dân tộc Hà Nhì là màu sáng.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Thái lại nổi bật qua bộ áo cóm, chiếc khăn piêu. Áo cóm nhiều màu sắc kết hợp với váy nhung đen rất tôn dáng cho người phụ nữ.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Si La lại là sự phối hợp giữa vải chàm với những đồng xu nhỏ được kết trước thân áo. Trên áo có thêu nhiều hoa văn, họa tiết.
Dân tộc La Hủ (còn gọi là dân tộc Xá Lá Và, Cò Xung, Khù Sung), đây là dân tộc sinh sống duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Phụ nữ La Hủ mặc áo dài tà đen điểm xuyết bạc trắng ở thân áo. Khăn quấn đầu chủ yếu được làm bằng vải đủ màu và hạt cườm rủ xuống, tạo nét đẹp cho khuôn mặt của người phụ nữ.
Khám phá Mường Tè Lai Châu – Thưởng thức văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực cũng là một trong những điều thú vị khi bạn đến Mường Tè – Lai Châu. Một số món ăn đặc trưng: món thịt trâu sấy, cá suối, lợn bản…. Sự kết hợp hài hòa các loại gia vị tự nhiên trong món ăn vừa hấp dẫn vừa gợi sự tò mò với du khách.
Mường Tè – Lai Châu vẫn còn là khu vực bí ẩn với nhiều du khách. Vì thế, bạn đừng ngại cho mình cơ hội để khám phá vùng đất này nhé! Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ có chuyến du lịch đầy thú vị.
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung
Nông Sản - Đặc Sản Tây Bắc