Tết cổ truyền, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt, đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ và sự khởi đầu của một năm mới với nhiều hy vọng và mong muốn về sự may mắn, bình an. Vì vậy, người Việt Nam có những điều kiêng kỵ trong ngày tết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Tây Bắc TV tìm hiểu về những điều kiêng kỵ trong ngày tết cổ truyền ở Việt Nam.
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết số 1: Ngày mùng 1 Tết
Kiêng quét nhà, đổ rác ngày mùng 1 Tết
Người Việt Nam kiêng quét nhà đổ rác trong ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm của người xưa, quét nhà và đổ rác mang hàm ý quét hết tài lộc của năm mới ra khỏi nhà. Vì vậy, người ta thường không quét nhà ngày mùng 1. Sau đó, quét nhà nhưng rác thì gom vào góc nhà và đợi hết 3 ngày đầu năm mới rồi mới hốt rác đi đổ.
Không đi chúc Tết sáng mùng 1
Người Việt không đi chơi têt ngày mùng 1 tết. Thường thì các gia đình đều ở nhà quây quần bên nhau và “chờ: người xông đất xong mới ra khỏi nhà.
Người xông đất phải là người hợp tuổi, hợp mệnh…. đến xông đất, chúc tết sẽ mang đến may mắn năm mới cho gia chủ.
Kiêng kỵ để bà bầu, người có tang xông đất mùng 1 Tết
Người xông đất là người đầu tiên bước vào nhà chúc Tết trong năm mới sau thời khắc giao thừa. Theo quan niệm dân gian, người này có ảnh hưởng rất lớn đến vận hạn của gia đình trong cả năm. Người có vận khí tốt sẽ giúp gia chủ may mắn, gặt hái nhiều tài lộc trong năm. Tuy nhiên, bà bầu và người có tang là người mang vận khí không tốt nên không thích hợp để chọn đến xông đất vào mùng 1 Tết.
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết số 2: Kiêng kỵ trong 3 ngày Tết
Không làm đổ vỡ đồ dùng trong gia đình
Việc đổ vỡ đồ dùng trong gia đình là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam. Người Việt cho rằng, đổ vỡ là một điềm báo xấu về sự chia ly, ly tán trong các mối quan hệ trong năm mới. Vì thế, trong 3 ngày tết người Việt dành thời gian để đến nhà người thân, bạn bè chúc tết chứ không làm việc. Đây cũng là cách tránh sự đổ vỡ trong gia đình.
Kiêng kỵ việc cãi nhau
Tết đến là thời điểm gặp mặt đầu năm của gia đình, bạn bè, người thân. Cho nên, đừng để những việc không vui làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người. Người Việt cho rằng, việc cãi nhau trong những ngày đầu năm sẽ khiến cả năm không may mắn.
Kiêng cho lửa, nước đầu năm
Trong phong thủy, lửa tượng trưng cho sức sống và may mắn, nước tượng trưng cho tiền bạc, tài lộc, giàu sang. Nếu đầu năm mà cho lửa, cho nước thì mình cho đi tài lộc sẵn có trong gia đình.
Tuy nhiên, đây là quan niệm ngày xưa, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Các gia đình thiếu bật lửa, thiếu nước. Còn trong cuộc sống hiện đại, đa số các gia đình đều kiêng xin – cho.
Kiêng kỵ mặc trang phục màu đen hoặc trắng
Màu đen và trắng được coi là màu sắc của tang tóc, của bi thương, của điềm không lành. Vì vậy, ngày đầu năm người ta thường tránh mặc trang phục màu đen, trắng. Thay vào đó, mọi người sẽ chọn trang phục màu sắc sặc sỡ tạo cảm giác tươi mới như màu đỏ, màu vàng để cả năm luôn tươi mới, may mắn.
Kiêng kỵ ăn nói xui xẻo
Năm mới người Việt có phong tục chúc tết nhau. Lời chúc đều rất thành tâm và tốt đẹp, Vì thế, dù chỉ là nói đùa cũng cần tránh những câu hàm ý xui xẻo để tránh ám vận hạn cả năm mới.
Đầu năm không cắt tóc, cắt móng tay, móng chân
Cắt tóc, cắt móng tay, móng chân là những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam. Ông bà ta quan niệm rằng tóc, móng gắn liền với cơ thể của con người, chúng đại diện cho sức khỏe. Nếu cắt bỏ những thứ đó vào ngày đầu năm tức là đang cắt đi vận may và sức khỏe của chính mình.
Kiêng kỵ đóng cửa nhà vào ngày Tết
Theo quan niệm dân gian, cửa nhà là nơi đón các vị thần vào nhà ban phước, phù hộ cho gia chủ. Nếu trong ngày Tết bạn đóng cửa thì sẽ khiến các vị thần không vào nhà được. Điều này đã mạo phạm đến thần linh, dẫn đến gia đình không được phù trợ, năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui.
Về nhà trước giao thừa
Ngoài những điều kiêng kỵ trong ngày Tết, người Việt còn quan niệm dù đi đâu chơi cũng phải về nhà trước thời khắc giao thừa. Bởi vì nếu về không kịp, năm mới bạn sẽ phải bôn ba, vất vả.
> Xem thêm: Lau dọn bàn thờ ngày cuối năm
Lau dọn bàn thờ cuối năm – Tín ngưỡng lâu đời của người Việt
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết số 3: Món đồ không nên mua đầu năm
Bên cạnh những điều kiêng kỵ trên, ông bà xưa nay cũng dạy con cháu không nên mua những vật dụng sau đây để tránh xui xẻo đầu năm mới:
- Đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, kim,…
- Đồ vật có thể sát thương như chày, cối,…
- Quần áo, đặc biệt là màu trắng, đen.
- Đồng hồ, hạt tiêu, chuối.
Những điều kiêng kỵ trong ngày tết số 4: điều không nên làm trong đêm Giao Thừa
Giao Thừa là thời khắc chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới. Vậy nên, mọi người cần chú ý những điều kiêng kỵ sau đây để tránh gặp xui xẻo, đen đủi trong năm mới:
- Tránh làm đổ vỡ đồ vật gây ra tiếng động lớn.
- Cấm kỵ đổ dầu ra nền nhà
- Tránh cãi cọ, xích mích.
- Không ăn cháo trắng.
- Không cầm vật sắc nhọn
- Không đổ rác.
- Không nói lời xui xẻo; Không chửi thề.
Những kiêng kỵ trong ngày tết số 5: món ăn kiêng kỵ ngày Tết
Mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam luôn được bày biện với rất nhiều món ngon với mong muốn cả năm sẽ sung túc, đủ đầy, may mắn. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên lưu ý để tránh một số món ăn có thể sẽ mang đến vận xấu cho gia đình. Dưới đây là các món ăn cần phải kiêng kỵ trong mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết cổ truyền theo quan niệm của người Việt Nam:
- Thịt chó
- Mắm tôm, tỏi
- Mực
- Trứng vịt lộn
- Cá mè
- Thịt vịt
- Sầu riêng
- Thịt chim
- Cháo trắng
- Ốc
Với những điều kiêng kỵ trong ngày Tết của người Việt được tổng hợp ở trên, hy vọng các bạn sẽ có một năm 2024 thật may mắn và nhiều tài lộc.
Dược Liệu Tây Bắc
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung