Xôi ngũ sắc – tinh hoa của đất trời Tây Bắc.| Tây Bắc TV

Hấp dẫn bởi vị dẻo thơm của gạo nếp, bắt mắt bởi sắc màu; ai đã từng thưởng thức xôi ngũ sắc Tây Bắc cũng mong muốn sẽ tự tay làm món ăn này để thưởng thức cùng người thân. Tây Bắc TV sẽ giới thiệu  cho bạn biết  ý nghĩa của món xôi ngũ sắc và  cách làm của món ăn này. 

xôi ngũ sắc
xôi ngũ sắc

Các màu sắc trên xôi mang ý nghĩa gì?

Xôi ngũ sắc  đúng như tên gọi của nó gồm 5 màu sắc chủ đạo: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng.

.“Ngũ sắc” mang ý nghĩa đại diện cho “ngũ hành”: kim loại, cây, lửa, nước, đất. Gửi gắm vào xôi ngữ sức là cả hiếu thảo với  cha mẹ; tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắt, cả những mong muốn về sự may mắn, tốt lành, bình an trong cuộc sống.

Năm màu sắc – năm ý nghĩa riêng biệt.

Màu đỏ (hỏa)  được làm từ màu đỏ của gấc khi đã chín. Màu đỏ mang mong muốn cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón phía trước.

Màu tím (thổ), đây là màu sắc thể hiện một quan niệm “tấc đất tấc vàng” với hy vọng về đất đai trù phú,màu mỡ.

Màu xanh (mộc) – thể hiện màu của xanh của núi rừng đại ngàn Tây Bắc.

Màu vàng (kim), tượng trưng có hy vọng vào cuộc sống của người dân luôn được ấm no, hạnh phúc.

Màu trắng (thủy) – trắng trong từ trong trắng, chung thủy, một trái tim với tình yêu thương với đồng bào với cha mẹ.

Xôi ngũ sắc không chỉ đơn thuần  là một món ăn mà đó còn là tinh hoa văn hóa của người dân Tây Bắc, mang bản sắc – con người nơi đây.

Làm xôi ngũ sắc như thế nào?

Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo nếp nương/ nếp Tan Pủm (chọn nếp nương bởi gạo nếp nương khi ăn ngon hơn, dẻo hơn, hạt gạo to tròn)

Nước cốt dừa

Lá dứa tươi

Nghệ tươi

Gấc chín, rượu trắng

Lá cẩm tươi

Muối, dầu ăn

Nồi hấp xôi

Gạo nếp Tan Pủm Than Uyên
Gạo nếp Tan Pủm Than Uyên

Các bước làm xôi ngũ sắc.

Bước 1: Ngâm gạo nếp.
Lúa nếp nương
Lúa nếp nương

Gạo nếp phải loại bỏ những hạt đen đầu, hỏng mốc ra.

Vo gạo: Gạo vo với nước sạch 2-3 lần để loại bỏ tạp chất, bụi bám trên gạo. Sau đó cho vào chậu đổ nước ngập hết gạo. Ngâm gạo từ 10-12 tiếng (thường hay ngâm qua đêm để sáng ra nấu xôi). Ngâm đủ thời gia trên thì cho gạo ra rá để cho ráo nước

Bước 2: Pha màu cho xôi ngũ sắc.

Bổ quả gấc lấy riêng phần gấc chín,  lấy cả hạt bóp qua rượu trắng để có thể lấy được hết màu đỏ của gấc

Lá dứa, lá cẩm  lấy cốt bằng cách giã nhừ (bằng cối giã tay  hoặc dùng máy xay để xay); sau đó lấy nước cốt của lá, không phần bã.

Nghệ sau khi được rửa sạch, giã nghệ tươi lấy nước cốt

Trộn màu với gạo,  gạo được  ra làm 5 phần, mỗi phần để vào một tô để trộn màu. Sau đó cho nước cốt đã chuẩn bị đổ vào gạo và ngâm trong vòng 2 tiếng.

Bước 3: Hấp xôi ngũ sắc.
Màu hoàn toàn tự nhiên
Màu hoàn toàn tự nhiên

Chắt bỏ hết phần nước trong gạo. Cho nước dừa vào các phần gạo và trộn đều.

Cho một lượng nước khoảng nửa  xoong và bắc lên bếp. Phần chõ ta chia đều các phần xôi đã chuẩn bị vào. Dùng lá chuối để ngăn cách phần gạo đã được trộn màu khác nhau.

Hấp xôi ngũ săc trong khoảng thời gian xôi chín từ 40-50 phút. Để xôi chín đều không nên mở vung khi hấp, chỉ mở vung từ 1-2 lần để kiểm tra xôi và lau phần hơi nước hấp trên vung để xôi không nhão. Nếu có tủ hấp thì hãy hấp trong tủ. Khi xôi bắt đầu chín cho một ít dầu ăn vào xôi giúp xôi bóng hạt hơn và đảo đều xôi.

Đủ thời gian hấp xôi ngũ sắc ta tắt bếp, để thêm khoảng 5 phút ủ xôi, sau đó  bỏ xôi ra đĩa và thưởng thức.

Bước 4: Nên ăn cùng xôi ngũ sắc với món gì?

Xôi ngũ sắc khi ăn ta có thể ăn cùng với các món mặn (giò, chả, thịt,…) hoặc muối vừng, ruốc thịt lợn.

Tây Băc TV chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với xôi ngũ sắc.

Trần sim

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *