Dinh Hoàng A Tưởng là một trong những địa điểm du lịch ở Lào Cai. Trên hành trình khám phá Sapa, dinh Hoàng A Tưởng là điểm đến lí tưởng để bạn lựa chọn. Trong bài viết này, hãy cùng Tây Bắc TV khám phá những bí mật về dinh Hoàng A Tưởng nhé!

Giới thiệu chung về dinh Hoàng A Tưởng

Trải qua một thế kỷ tồn tại, dinh thự Hoàng A Tưởng mang dáng vẻ trầm tư cổ tính. Màu thời gian nhuốm đậm trên từng viên ngói, dãy hành lang, cây cột nhà, bức tường rêu phong cũ kỹ…

Dinh Hoàng A Tưởng hiện nay đã được tu bổ, tuy nhiên, vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc cổ kính ban đầu. Dinh được xây dựng từ năm 1914, đến năm 1921 thì khánh thành.

Bí mật về dinh Hoàng A Tưởng có thể bạn chưa biết
Dinh Hoàng A Tưởng

Người xây dinh Hoàng A Tưởng chính là Hoáng Yến TChao, người dân tộc Tày. Ông là người có uy tín với đồng bào ở Lào Cai vì thế đã trở thành tay sai đắc lực cho Thực dân Pháp ở thời điểm đó.

Hãy cùng Tây Bắc TV khám phá về dinh thực sang trọng bậc nhất lúc bấy giờ nhé!

Hoàng Yến TChao là ai?

Hoàng Yến Tchao (1883 – 1959), người Tày.  Ông có tất cả 4 bà vợ và 7 người con đẻ, trong đó có 2 người con trai và 5 người con gái. Hai người con trai là con của người vợ cả là: Hoàng A Tiển và Hoàng A Tưởng. Ông là người đã xây dựng dinh Hoàng A Tưởng.

Trước cách mạng tháng 8, Bắc Hà cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đều chịu ách đô hộ của Thực dân Pháp. Xã hội được phân hóa một cách sâu sắc, nhân dân chịu nhiều tầng lớp bóc lột, trong đó có tầng lớp Thổ ty ở miền núi phía Bắc. Thổ ty Hoàng Yến Tchao lúc ấy chính là tay sai cho thực dân Pháp. Đó là lí do vì sao, ông được người Pháp hỗ trợ xây dinh Hoàng A Tưởng; được độc quyến bán muối và buôn bán thuốc phiện.

Các vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất đều do thổ ty chiếm giữ và cướp đoạt của nông dân với diện tích trên 30ha ruộng đất tốt. Ông giao ruộng cho những hộ tá điền trông nom gặt hái và bóc lột sức lao động của họ.

Với hình thức này mỗi năm ông ấy thu được 42.000kg thóc (600 thồ) và 14.000kg ngô,  ngoài ra thổ ty còn bắt nông dân ở các bản phục dịch hầu hạ theo thời gian nhất định và cống nộp củi, gỗ, vật dụng gỗ ván, chậu, thùng gỗ hoặc nộp công cụ, chăn thả trâu, bò,ngựa, dê, lợn… những bản không phục dịch phải nộp tiền, trâu, bò, ngựa, dê, lợn, ngô lúa, thuốc phiện….

Ông Hoàng Yến Tchao còn thu không và ép dân bán rẻ thuốc phiện. Ngoài ra thổ ty Hoàng Yến Tchao còn quy định toàn bộ sáp ong ở các vách núi đều là của họ, người dân phải đi thu và đem nộp đầy đủ. Đặc biệt ông độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện bán cho Pháp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho đồn binh lính Pháp và tay sai.

Năm 1950 khi bộ đội VN vào giải phóng Bắc Hà, cha con nhà họ Hoàng đã dẫn vợ con đi theo đường hầm ra phía sau chân núi, họ di chuyển bằng đường bộ lên Si Ma Cai, tiếp tục di chuyển bằng đường bộ theo hướng Pha Long – Mường Khương về Lào Cai và đi tàu về Hà Nội. Sau đó sang Pháp.

Hoàng A Tưởng thì sau một thời gian sinh sống bên Pháp đã quay trở lại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay ông cũng đã mất và bia mộ của ông vẫn còn ở Lâm Đồng. Như vậy, phần lớn con cháu của nhà họ Hoàng ở Lâm Đồng, một bộ phận nhỏ ở bên Pháp, Mĩ và một bộ phận di cư từ Lâm đồng về Quảng Ninh.

455,000 1,150,000 
750,000 1,800,000 
-18%
450,000 999,000 

Thực Phẩm Bổ Sung

CAO CÀ GAI LEO THẢO DƯỢC 100g

399,000 999,000 

Nông Sản - Đặc Sản Tây Bắc

THỊT TRÂU GÁC BẾP TÂY BẮC

345,000 990,000 

Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng như thế nào?

Thời gian xây dựng

Dinh Hoàng A Tưởng bắt đầu xây dựng từ năm 1914, đến năm 1921 thì hoàn thành. Dinh thự này được xem là minh chứng cho cuộc sống xa hoa của cha con Hoàng A Tưởng và sự đau khổ của nhân dân lúc bấy giờ.

Quy mô của dinh thự

Dinh Hoàng A Tưởng có quy mô rất bề thế. Tổng diện tích của dinh lên tới 10.000m2. Dinh thự có bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín với tổng số 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm.

Xung quanh có tường bao trổ nhiều lỗ châu mai. Toàn bộ dinh được chia làm 3 khu: Khu nhà chính, 2 khu nhà phụ ở hai bên.

Bức tường thành bao phủ dinh hiện nay không còn nữa. Tuy nhiên, theo một số tài liệu mà người con gái của Hoàng Yến Tchao cung cấp thì tường có độ cao 2m8, rộng 68cm. Trên tường có nhiều lỗ châu mai nên ở trong dinh rất an toàn, bên ngoài tấn công vào rất khó. Trên tường thành có đường để lính gác và tuần tra.

Vào năm 1950 khi bộ đội VN vào giải phóng Bắc Hà, bộ đội VN đã chiến đấu với binh lính của ông Chao 14 ngày đêm nhưng không thắng được. Ngày 20/9/1950 bộ đội VN quay trở lại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng – cách 50km về phía Nam mang pháo lên bắn mới tiến được vào thành.

Dinh Hoàng A Tưởng
Dinh Hoàng A Tưởng

Kiến trúc đặc biệt

Dinh Hoàng A Tưởng có kiến trúc rất đặc biệt. “Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa hai lối kiến trúc Á-Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông-Tây rõ nét. Bởi lẽ, công trình do hai kiến trúc sư đến từ hai nền văn hóa khác nhau (Pháp, Trung Quốc) cùng thiết kế và giám sát thi công”. ( Dẫn lời ông Lâm Văn Thắng, đại diện Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai)

Dinh được xây theo hướng Đông Nam. Phía trước có con suối nhỏ, trong vắt. Phía sau có núi non bao quanh. Theo quan niệm của người phương Đông thì đây là hướng tốt, thuận lợi: “Lưng tựa sơn, chân đạp thủy”. Tuy nhiên, hiện nay, dòng suối ngay trước dinh đã được nắn dòng cách cổng dinh khoảng 100m. Còn ngọn núi phía sau dinh đã được san để xây dựng nhà công vụ của huyện Bắc Hà.

Ở mỗi khu nhà đều còn những dấu ấn của kiến trúc Châu Âu như: Lò sưởi, ông khói, gạch hoa…

Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình.

Như vậy, kiến trúc dinh thự cho thấy sự kết hợp giữa kiến trúc của Pháp (thế kỷ 17, 18) với kiến trúc Trung Quốc qua bàn tay sáng tạo, xây đắp của những người thợ Việt.

Dinh Hoàng A Tưởng
Hồi ký Vương Thị Hinh

Vật liệu xây dựng dinh Hoàng A Tưởng

Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, có khoảng thời gian dinh bị bỏ không nhưng cơ bản dinh Hoàng A Tưởng vẫn còn giữ được nguyên vẹn kết cấu. Điều này là nhờ cách sử dụng vật liệu xây dựng mà họ đã sử dụng ở thời đó.

Dinh Hoàng A Tưởng có 2 tầng nhà nhưng đều không sử dụng bê tông cốt thép. Dinh xây dựng theo nguyên tắc tự chịu lực. Chất kết dính là mật mía, vôi, trộn với đất cát sàng nhỏ.

Như ông Lâm Văn Thắng nói thì:  “Vật liệu xây dựng như gạch, ngói do những người thợ thủ công giỏi nhất trong vùng và từ Trung Quốc sang sản xuất trực tiếp tại chỗ. Ngoài ra, sắt, thép, xi măng được chở từ miền xuôi lên. Bởi vậy, sự xa hoa của tòa nhà thể hiện thời hoàng kim của cha con Thổ ty Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng nhưng cũng phản ánh đời sống vất vả, đau thương, chịu nhiều áp bức của người dân miền biên viễn thời kỳ này”.

> Xem thêm: Thông tin chung về dinh Hoàng A Tưởng ở Sapa

Thông tin chung về Dinh Hoàng A Tưởng ở Sapa

 

Ai sống ở dinh Hoàng A Tưởng?

Toàn bộ gia đình của ông Hoàng Yến Tchao đều ở trong ngôi nhà này, bao gồm các bà vợ của ông Tchao và 2 vợ của ông Tưởng, gia đình ông Tiển và rất đông con cháu. Những người hầu, lính gác đều ở lại trong dinh thự.

Theo một số thông tin thì các người vợ của ông Tchao được giao cai quản những công việc bên ngoài dinh nên chỉ khi có việc hoặc lễ tết họ mới về và sinh hoạt ở tầng 2 của dãy nhà phụ phía bên phải.

Vì nhiều tiền của, ruộng đất nên Hoàng Yến Tchao lấy đến 4 người vợ. Người vợ đầu tiên có 2 con trai và chết sớm. Người vợ thứ 2 được giao cai quản ruộng lúa và nơi trồng thuốc phiện. Người vợ thứ 3 được giao cai quản chợ và người vợ thứ 4 cai quản khu vực nấu rượu. Đến nay, rượu Bắc Hà vẫn là một đặc sản được nhiều thực khách lựa chọn khi đến Lào Cai du lịch.

Dinh Hoàng A Tưởng
Nơi thờ ông Hoàng Yên Tchao và Hoàng A Tưởng

Tại sao lại gọi là dinh Hoàng A Tưởng

Nhiều người sẽ thắc mắc, ông Hoàng Yến Tchao là người xây dựng dinh nhưng tên dinh lại là Hoàng A Tưởng là bởi: “Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành. Bởi vậy, công trình này có tên là dinh thự Hoàng A Tưởng”.

Theo người già trong vùng kể lại ngay từ khi còn nhỏ ông Hoàng A Tưởng đã có tướng mạo hơn người, thông minh nhạy bén. Vì vậy được cha vô cùng yêu quý, lớn lên lại được cha tin tưởng cho sang Pháp du học. Khi về ông thường cùng cha giải quyết công việc lớn nhỏ trong nhà, quan hệ với các thổ ty khác trong vùng Tây Bắc nên người ta biết nhiều về ông Hoàng A Tưởng hơn người anh trai của ông là Hoàng A Tiển. Vì thế người dân trong vùng mới gọi đây là dinh thự Hoàng A Tưởng.

Kết luận

Như vậy, dinh thự Hoàng A Tưởng  – một công trình pha trộn giữa kiến trúc nhà cổ của Pháp với kiến trúc phương Đông, đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ Bắc Hà. Gần 100 năm qua, khu dinh thự này vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà. Với những bí mật trên, bạn có muốn khám phá dinh Hoàng A Tưởng không? Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của mình nhé!

Châm Võ

Rate this post