Phong tục tết Tây Bắc – Những điều bí ẩn và kỳ lạ. | Tây Bắc TV
Phong tục tết Tây Bắc – Những điều bí ẩn và kỳ lạ với rất nhiều người. Người ta quen với tết Tây, tết Ta nhưng đến với những miền đất mới, khám phá phong tục tập quán của họ cũng là điều khá thú vị, Bạn có sẵn sàng cùng Tây Bắc TV đến với vùng đất Tây Bắc hoang sơ, ký bí không?
1. Phong tục tết Tây Bắc của người Mông.
Trước dây, người Mông đón tết khi mùa vụ vừa gặt xong. Ngày lễ ăn cơm mới khi nào thì tết bắt đầu từ ngày đó. Tuy nhiên, cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Mùa vụ của bà con cũng định hình theo khoảng thời gian thực tế hơn. Vì vậy, người Mông thường bắt đầu ăn tết từ tháng 12 âm lịch cho đến qua rằm tháng Giêng.
Tục thờ cúng tổ tiên
Phong tục Tết Tây Bắc của người Mông có rất nhiều các hoạt động. Trong đó, có lễ cúng ông bà, tổ tiên, gia đình quây quần bên nhau uống rượu ngô, ăn cơm Tết, chúc Tết nhau, vui chơi các trò chơi truyền thống như ném pao, đánh cù, đánh quay… hay cùng tổ chức và tham gia Lễ hội Gầu Tào.
Món ăn truyền thống của người Mông trong ngày tết: mèn mén, bánh giày, rượu ngô, thắng cố. Tết của người Mông không quá đa dạng về món ăn nhưng các món ăn đều rất độc đáo, thể hiện văn hóa ẩm thực của người Mông trên núi cao.
Tục kiêng kỵ ngày tết.
Này tết, người Mông ở Tây Bắc cũng có những điều kiêng kỵ như: kiêng tắt lửa trong bếp, kiêng giẫm lên bếp lò. Kiêng việc nướng cháy bánh giày hay thổi lửa… Có vùng, người Mông còn kiêng cả việc ăn cơm chan với canh trong 3 ngày Tết. Bởi lo sợ rằng ruộng nương sẽ bị ngập lụt trong năm tới.
Tục “bắt vợ” ngày xuân.
Vào dịp Tết, thanh niên trai gái người Mông thường hay tụ tập dưới chân núi để vui xuân. Khi thích cô gái nào, người con trai sẽ vỗ vào mông cô và nếu được đồng ý sẽ dắt tay tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng. Khi tình yêu chín mùi, chàng trai sẻ rủ bạm bè đến bắt cô gái về làm vợ.
2. Phong tục tết Tây Bắc của người Thái.
Người Thái ở Tây Bắc cũng đón tết Nguyên đán theo tết chung của dân tộc. Tuy nhiên, phong tục tết của người Thái ở Tây Bắc là có những điều rất đặc biệt.
Người Thái ở Tây Bắc thường chuẩn bị đón Tết trước khoảng 10 ngày. Khi mọi công việc đồng áng, ruộng nương đều cố gắng hoàn thành. Có như vậy, Tết mới vui vẻ, thoải mái mà không phải vướng bận những lo toan.
Từ ngày 25/ 12 (âm lịch) mỗi gia đình đều quét dọn, vệ sinh trong nhà, ngoài đường sạch sẽ. Họ giặt phơi chăn, màn, đệm và trang trí nhà cửa. Người Thái thường ở nhà sàn, nên sát tết người phụ nữ trong nhà sẽ dọn dẹp nhà sàn gọn gàng để đón tết.
Tục thờ cúng tổ tiên
Người Thái cúng tết bằng những thứ do họ lao động mà có: các món bánh, các loại thực phẩm gia đình chăn nuôi, săn bắt được như thịt lợn, gà, cua, cá, sóc…Người Thái cúng tổ tiên theo lịch can chi (12 con giáp), có nơi 5 ngày cúng một lần, có nơi 10 ngày. Những ngày cúng tổ tiên mà không trùng ngày kiêng kỵ thì đó là ngày để ảnh em, họ hàng gặp gỡ, ăn cơm đoàn kết.
Tục gội đấu, lấy nước.
Trước khi giao thừa, một số vùng, người Thái thường tắm gội rất sạch sẽ. Như ở Lai Châu, người Thái có tục gội đầu đón tết. Trong sáng ngày mùng 1 đầu năm, họ đi lấy nước ở suối về. Người Thái quan niệm rằng, nước là điều may mắn, đem lại sự sống, sự tốt tươi. Cả làng đi lấy nước nếu nhặt được đồ trong khi đi lấy nước thì họ cho là may mắn và vui mừng mang về nhà.
Tục gọi hồn.
Vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình người Thái làm thịt hai con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.
Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên bó chặt một đầu với nhau và vắt lên vai. Tay thầy cúng cầm một cây củi đang cháy, mang ra đầu làng gọi hồn. Sau khi gọi khoảng 2- 3 lần, thầy về chân cầu thang của gia chủ để gọi thêm lần nữa, cuối cùng sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên để trừ tà ma.
3. Phong tục tết Tây Bắc của người Dao.
Sinh sống lâu đời ở các tỉnh phía Bắc nước ta, người Dao đã tạo dựng nên một đời sống vật chất, tinh thần rất đặc sắc. Người Dao ở Tây Bắc có nhiều lễ tục, diễn xướng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tiêu biểu trong các là nghi lễ là: Lễ cúng Bàn Vương, Lễ Cấp sắc và Lễ hội Tết Nhảy.
Tết Nhảy nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện tinh binh bảo vệ cuộc sống. Tết Nhảy là cách người Dao thể hiện ý niệm về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc mình.
Lễ Cấp Sắc là một nghi lễ dân gian nổi bật của người Dao đỏ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Được cấp sắc nghĩa là họ đã trưởng thành, đã có thể làm thầy, làm chỗ dựa vững chắc cho gia đình và được dòng họ, xóm làng tôn trọng.
Ngày tết của người Dao nhất định phải có món bánh chưng đen. Đây làm món ăn độc đáo nhờ sự kết hợp giữa gạo nếp, than cây mạng tang, thảo quả và thịt mỡ.
4. Phong tục tết Tây Bắc của người Hà Nhì .
Phong tục tết Tây Bắc của người Hà Nhì cũng có nhiều điều rất đặc biệt. Theo phong tục tết truyền thống của người Hà Nhì, mỗi gia đình đều phải có con lợn đực thiến để thịt trong ngày tết để cúng tổ tiên. Con lợn đực được thiến vào đầu xuân năm mới và đến tết năm sau sẽ đem mổ. Vì thế, người Hà Nhì có tục xem bói bằng gan lợn. Nếu con lợn mổ ra, lá gan lành lặn, tươi đỏ, túi mật căng đầy thì năm ấy mùa màng sẽ bội thu, chăn nuôi thuận lợi, gia đình êm ấm.
5. Phong tục gọi vía trâu của người Mường ở Tây Bắc.
Người Mường là cộng đồng dân tộc khá đông ở Tây Bắc. Người Mường cũng có phong tục tết rất thú vị. Đó là tục gọi vía trâu.
Trước tết Nguyên Đán, người Mường thường chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày một năm qua sẽ giúp cho năm sau được no đủ hơn.
Ngoài ra, họ cho rằng các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh là những người bạn đồng hành cùng họ. Vì thế, họ treo bánh ống lên các vật dụng này để mời “người bạn đồng hành” cùng đón tết.
Ngoài phong tục tập quán thú vị và hấp dẫn, miền đất Tây Bắc còn có nhiều món ăn ngon. Vì thế, khi khám phá Tây Bắc nhất định bạn phải thưởng thức để hành trình đến với Tây Bắc của bạn sẽ trọn vẹn hơn.
Chúc bạn và gia đình có chuyến du xuân Tây Bắc sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị! Nếu bạn còn băn khoăn và chưa sẵn sàng cho chuyến đi của mình, hãy liên hệ với chúng tôi. Một không gian đậm chất Tây Bắc giữa lòng thành phố Lai Châu sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái nếu bạn chưa thể sắp xếp được thời gian cho một chuyến đi dài.
Châm Võ