Lễ hội xên bản, xên mường là một trong các lễ hội độc đáo của người dân tộc Thái tại Tây Bắc. Lễ hội này hàng năm thu hút rất nhiều các du khách quan tâm và tham gia trải nghiệm. Cùng Tây Bắc TV khám phá ngay lễ hội ấn tượng này qua bài viết sau nhé.
Giới thiệu về lễ hội xên bản xên mường
Lễ hội xên bản xên mường của người dân tộc Thái Tây Bắc là nghi lễ dân gian quan trọng của họ. Nó mang đậm các yếu tố tâm linh cũng như phản ánh được sinh hoạt đời sống văn hóa của đồng bào.
Lễ hội này thông thường sẽ được tổ chức vào thời gian là mùa xuân. Quy mô của lễ hội xên bản xên mường lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc theo điều kiện tổ chức của từng địa phương.
Trong tiếng Thái thì xên có nghĩa tiếng Việt là cúng. Lễ hội xên bản xên mường có thể hiểu đơn giản là văn hóa cúng trời, cúng đất, cầu cho bản mường ấm no. Đồng bào người Thái coi ông Trời (tiếng Thái là Pu Then) chính là vị thần có tầm quan trọng và có ảnh hưởng nhất, chi phối đến mọi hoạt động của đời sống con người cũng như cộng đồng.
Chính vì lí do trên nên văn hóa tâm linh cúng trời, cúng đất, cúng bản mường chính là nét đặc sắc trong sinh hoạt tôn giáo của họ. Lễ hội xên bản xên mường không thể thiếu ở trong văn hóa tâm linh ngươi Thái nơi đây .
Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân thì đồng bào Thái sẽ tổ chức lễ hội Xên bản Xên mường nhằm mục đích tạ ơn Pu Then, tạ ơn các thần linh, tạ ơn thổ địa, Pú bản ,Pú mường (đây là những người xây dựng đầu tiên nên bản mường) và tạ ơn tổ tiên… vì đã mang đến cho người dân nơi đây cuộc sống no ấm và bình yên.
>>Xem thêm: Lễ hội đặc sắc tại Lai Châu
Thời gian tổ chức lễ hội xên bản xên mường
Trước đây do điều kiện kinh tế nên cứ 2 năm mới tổ chức 1 lần lễ hội xên bản xên mường vào dịp năm hết, Tết đến, lúc thu hoạch mùa màng xong xuôi.
Những năm gần đây xên bản xên mường được tổ chức theo thông lệ cứ mỗi năm 1 lần vào thời điểm mùa xuân.
Lễ hội diễn ra khi mùa hoa ban nở rộ đây cũng là hội cầu mùa và cầu phúc của đồng bào người Thái. Họ gửi gắm vào lễ hội xên bản xên mường những ước vọng bình dị về một cuộc sống no ấm, bình yên. Đồng thời đây cũng là một dịp thi tài và vui chơi để trai gái tìm hiểu nhau, tâm tình với nhau bằng tiếng hát, tiếng đàn.
Địa điểm tổ chức
Lễ hội Xên bản Xên mường sẽ thường được tổ chức ở tại miếu thờ của bản, mường. Trước khi vào lễ, mọi người sẽ làm tổng vệ sinh thật sạch sẽ làng bản, rồi sửa sang miếu thờ cho sáng sủa hơn, đẹp hơn.
Đồng bào sẽ chuẩn bị lễ vật dâng cúng như: Trâu, lợn, gà, thóc, lúa, hoa quả… Tất cả do nhân dân trong bản, mường góp lại. Lễ vật dâng cúng bắt buộc trong Xên bản, Xên mường nhất định phải có thủ lợn ( lợn đen), gà luộc, hương, nến , trứng gà, một bát gạo, …
Địa điểm chọn cho lễ cúng bản, có khi sẽ ở cánh rừng già ( được người Thái gọi là “Đông Xên”).
Chuẩn bị
Để chuẩn bị trước cho lễ hội, bản, mường sẽ mời người có vai trò trưởng họ (chính là người đại diện dòng họ đầu tiên đã có công lao trong việc khai phá cũng như xây dựng bản, mường). Trưởng họ sẽ thay mặt bản mời một thầy mo về cúng.
Thầy mo sẽ mặc bộ trang phục truyền thống dân tộc Thái và đến trước bàn thờ trong miếu để thực hiện các nghi lễ cúng. Thầy mo sẽ cúng mời Pu Then, Pú mường, Pú bản về để dự lễ, thụ hưởng lễ vật.
>>Xem ngay: Đặc sản Tây Băc
Tiến trình lễ hội xên bản xên mường
Lễ hội xên bản xên mường gồm các nghi lễ chính như: Lễ rước Nàng Tánh, bà Một cúng lễ cầu may, lễ qua cầu Mường; lễ té nước để cầu phúc.
Phần lễ trong lễ hội xên bản Xên Mường (cúng bản cúng mường) sẽ gồm có ông mo, bà “một” (hay người khấn vái chính). Họ sẽ gọi “mời” các chư vị thần linh tối cao như Pu Then, như thần sông, thần núi, thổ địa, thần cai quản các ruộng nương, linh hồn của người có công trong dựng bản mường, linh hồn người đã mất về dự lễ.
Thầy mo sẽ lấy 01 bung thóc, 01 chài quăng cá, 01 cái búa và đặt lên bàn cúng để khán cầu mưa thuận gió hòa, xua đuổi tà ma, mùa màng bội thu, đem lại sức khỏe và cuộc sống ấm no. Sau đó, thầy mo sẽ lấy một đoạn tre rồi bổ đôi sau đó tung lên nếu được xiếng (là một úp một ngửa như gie đài) thì đó là điềm tốt và lời cầu khấn của dân bản đã được Pu Then đồng ý.
Lễ cúng sẽ kéo dài chỉ khoảng 30 phút, sau đó các mâm lễ vật sẽ được hạ xuống cho bà con, dân bản được cùng thụ lộc. Đầu tiên sẽ là ông trưởng dòng họ khơi ra một chum rượu cần để mời thầy mo sẽ là người vít cần nếm rượu trước, sau đó mới đến lượt mọi người dân bản sẽ cùng vít cong cần rượu để chung vui với nhau rồi quây quần ăn uống và chúc tụng rất vui vẻ.
Sau phần Lễ là phần hội với rất nhiều các hoạt động vui chơi. Phần hội diễn ra sau khi phần cúng lễ vừa kết thúc. Phần hội gồm các trò chơi quen thuộc như: ném còn, kéo co, tó má lẹ, bắn nỏ, múa xòe, dân ca dân vũ và phần thăm hỏi chúc tụng.
>>Khám phá: Canh da trâu – món ngon Tây Bắc
Ý nghĩa
Cộng đồng dân tộc Thái có kho tàng văn hoá rất phong phú, trong đó phải kể đến hệ thống các loại lễ hội truyền thống. Lễ hội quan trọng bậc nhất trong văn hóa Thái phải kể đến đó là lễ hội xên bản xên mường. Lễ hội Xên bản xên mường chính là lễ hội cầu an cũng như lễ cúng người đã có công lập nên bản làng, đồng thời để tưởng nhớ thần linh khai sáng bản Mường, cầu mong bản, mường của họ được ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Xên mường, Xên bản thực sự là một ngày hội lớn của cộng đồng ngườiThái. Nó thể hiện nét đẹp trong văn hoá truyền thống.
Lễ hội Xên bản, Xên Mường cũng là dịp tăng cường cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh.
Nếu có dịp đến Tây Bắc các bạn nên một lần trải nghiệm, khám phá lễ hội xên bản xên mường vô cùng đặc sắc nơi đây. Chúc các bạn có nhiều kỉ niệm thú vị với mảnh đất Tây Bắc yêu thương. Và đừng quên liên hệ ngay Tây Bắc TV để mua những sản phẩm Tây Bắc chất lượng nhất.
Liên hệ ngay
Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0378308666
– Quyên Hoàng-