Nhắc đến Tây Bắc các bác thường nhớ đến vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng. Nhưng cũng chính vì địa hình đối núi, đèo dốc hiểm trở này mà người dân chúng em di chuyển rất khó khăn và mất nhiều thời gian, trạm xá cũng thường đặt cách xa bản làng hàng chục km. Bởi vậy mà khi ốm đau bệnh tật, điều đầu tiên mà người dân tìm đến chính là các bài thuốc dân gian đơn giản từ các loại thảo dược dễ kiếm trong tự nhiên. Hôm nay, Tây Bắc TV sẽ chia sẻ những bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Tây Bắc – vùng đất thảo dược

Tây Bắc Việt Nam là một vùng đất phong phú về thảo dược, nằm ở phía Tây Bắc của đất nước. Với cảnh quan núi non hùng vĩ và khí hậu ôn đới, vùng này là nơi trù phú của các loại cây dược liệu quý.

Dưới đây là một số loại thảo dược phổ biến ở khu vực này:

  1. Rễ sắn dây (Panax vietnamensis): Loài cây này thuộc họ Sâm, được biết đến với tên gọi khác là “sâm dây”. Rễ của nó được sử dụng trong y học dân gian như một loại thảo dược quý để bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  2. Cây bồ công anh (Taraxacum mongolicum): Bồ công anh không chỉ là một loại cây cỏ phổ biến mọc hoang ở đồng bằng, mà còn được sử dụng trong y học dân gian với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ tiêu hóa.
  3. Cây xạ đen (Polygonum multiflorum): Được biết đến với tên gọi “hoài sơn”, cây xạ đen là một loại thảo dược quý được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh liên quan đến tuổi già như yếu sinh lý, đau lưng, và rụng tóc.
  4. Cây tam thất (Panax notoginseng): Tam thất là một loại sâm khác có nguồn gốc từ Tây Bắc Việt Nam. Rễ của cây tam thất được sử dụng trong y học dân gian để cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol và hỗ trợ điều trị các vấn đề tim mạch.
  5. Cây hồng sâm (Panax pseudoginseng): Một loại sâm khác, cây hồng sâm cũng được tìm thấy ở Tây Bắc Việt Nam. Rễ của nó được sử dụng trong y học dân gian như một phương thuốc bổ sung năng lượng và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Danh y Tuệ Tĩnh đã có câu “Nam dược trị Nam nhân”, nghĩa là dùng thuốc nam trị bệnh cho người Việt Nam. Thói quen dùng những cây cỏ gần gũi quen thuộc trong nhà làm thuốc chữa bệnh lâu dần đã trở thành một truyền thống quý báu trong nền y học dân tộc. Mà Tây Bắc được biết đến là thủ phủ của thảo dược. Việc sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa viêm loét dạ dày không chỉ không gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như khi dùng thuốc mà còn là một giải pháp hiệu quả, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

>>> Xem thêm video: https://youtu.be/cJrQxdYRkAU?si=hgydyRkTcy9Lr69T

Cây dạ cẩm – Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày số 1

Bài thuốc của người dân Tây Bắc chữa đau dạ dày hiệu quả đầu tiên là sử dụng cây dạ cẩm.

Cây dạ cẩm là loại dây leo sinh trưởng và phát triển bằng cách quấn vào các cây thân to khác. Loại cây này mọc hoang rất nhiều ở các vùng núi cao trên 1000m. Thân dài khoảng 1-2m, lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn dài, có gân và đầu nhọn. Theo đông y, cây dạ cẩm có tính bình, có tác dụng giảm đau, giảm viêm, kích thích tiêu hóa, giúp làm dịu các triệu chứng viêm loét dạ dày và cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Điều trị viêm loét dạ dày
Cây Dạ Cẩm

Vì vậy khi đi lên rừng gặp loại cây này, người dân tộc chúng em thường hái lá hoặc ngọn non mang về, rửa sạch rồi đem đi phơi khô để dùng dần. Mỗi lần trước bữa ăn hoặc khi bị đau dạ dày, các bác chỉ cần lấy 10 đến 25g lá và ngọn khô mang đi sắc nước uống, có thể cho thêm đường vì cây này có vị hơi đắng, uống 2,3 lần mỗi ngày là sẽ có kết quả rất tốt!

Cây Dạ Cẩm quen thuộc với người dân Tây Bắc đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn dùng để điều trị cho những người bị viêm loét dạ dày từ năm 1962. Ngoài ra, khi trẻ con bị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng có thể uống hoặc ngậm nước cây dạ cẩm thường xuyên sẽ khỏi. Đó là lí do vì sao mà cây dạ cẩm còn được gọi bằng cái tên dân dã là cây loét mồm.

Lá khôi – Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày số 2

Được coi là thần dược trong việc điều trị viêm loét dạ dày cây lá khôi, hay còn gọi là khôi tía, khôi nhung cũng được dùng khá phổ biến.

Đây là một loại cây thân mềm mọc thẳng, có ít nhánh, chiều cao trung bình khoảng 2m. Mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm và mặt dưới thì có màu tím đỏ như nhung. Đây là loại cây ưa bóng nên khi lên rừng chúng em thường tìm ở dưới những tán cây to, trong rừng rậm hoặc nơi râm mát, nhiều mùn, hoặc ở ven suối.

Người dân tộc ở Tây Bắc thường hái cả lá và ngọn cây, rửa sạch phơi nắng đến khi khô hoàn toàn thì sẽ đem đi ủ ở nơi râm mát khô ráo là có thể dùng được rất lâu, hoặc các bác cũng có thể sao lên để dùng dần. Lá khôi có thể kiểm soát được các triệu chứng như ợ chua, nóng rát, đầy bụng khó tiêu. Thậm chí còn có tác dụng chống viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn HP gây phá hủy niêm mạc dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày
Lá Khôi

Cách sử dụng lá khôi cũng rất là đơn giản, các bác có thể dùng 10g lá khôi khô pha trà uống hằng ngày sẽ không chỉ giúp giảm đau, giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường mà còn giúp các bác ăn ngon và ngủ tốt hơn đấy! Đặc biệt, khi kết hợp lá khôi với nhân trần, chút chít, khổ sâm, bồ công anh sẽ giảm cơn đau rát thượng vị, ợ chua và giúp tái tạo nhanh vết loét tại niêm mạc dạ dày.

Nghệ, nghệ đen – Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày số 3

Có thể nói khi nhắc đến chữa đau dạ dày, giảm viêm thì người ta nghĩ đến nghệ vàng. Tuy nhiên, bên cạnh nghệ vàng, trong dân gian còn sử dụng loại nghệ đen để khắc phục chứng đau dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa ngay tại nhà nữa đó!

Nghệ đen hay còn được gọi với tên là nga truật, chứa hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, trung hòa axit và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Để nâng cao tác dụng của nghệ đen thì các bác có thể kết hợp cùng với nghệ vàng. Bởi vì tuy nghệ đen mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn nghệ vàng nhưng lại có thể gây nên tình trạng phá huyết, tức là chống đông máu. Khi kết hợp nghệ đen cùng nghệ vàng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Điều trị viêm loét dạ dày
Nghệ đen

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng nghệ đen cùng với mật ong, do mật ong cũng là một nguyên liệu rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chống viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mỗi ngày các bác chỉ cần pha một muỗng bột nghệ đen cùng với hai muỗng mật ong nguyên chất, uống thường xuyên thì tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt. Nghệ đen hơi đắng kết hợp với vị ngọt thanh của mật ong sẽ dễ uống hơn rất nhiều.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian, các bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm tinh bột nghệ đã qua bào chế, kết hợp cùng với mật ong và sữa ong chúa để thuận tiện và hiệu quả hơn như sản phẩm viên tinh nghệ của Tây Bắc TV, vô cùng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, ngoài ra còn giúp đẹp da, trị mụn trị nám nữa đó!

> Mua viên tinh nghệ trà xanh

VIÊN TINH NGHỆ TRÀ XANH CỔ THỤ 500G

 

Kết luận

Viêm loét dạ dày sẽ gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hay chán ăn,… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày nên cần phải điều trị kịp thời và đúng cách. Các bạn có thể sử dụng vị thuốc dân gian như lá khôi, dạ cẩm hay nghệ đen để chữa các bệnh về dạ dày vừa đơn giản, dễ kiếm lại không gây ra các tác dụng phụ.

Trên đây là những bài thuốc mà Tây Bắc TV đã chia sẻ, trong quá trình sử dụng nếu triệu chứng không được cải thiện, các bác vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám điều trị nhé!

Rate this post