Cách chế biến thịt lợn gác bếp Tây Bắc ngon tuyệt cú mèo bạn nên biết để thay đổi bữa ăn của gia đình khi có thời gian. Không quá khó nhưng nhất thiết phải đúng, đủ nguyên liệu thì món ăn mới trở nên hấp dẫn. Tây Bắc TV sẽ điểm qua một số cách chế biến thịt lợn gác bếp để bạn tham khảo nhé!
Thịt lợn gác bếp là gì?
Thịt lợn gác bếp là một trong những đặc sản Tây Bắc được nhiều người ưa thích. Điểm đặc biệt ở món ăn này là sự kết hợp với các nguyên liệu khác để có thêm một món ăn mới với hương vị hoàn toàn khác biệt. Bạn có muốn thủ tay nghề vào bếp của mình ngay bây giờ không? Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt thế nào là thịt lợn gác bếp.
Thực tế, thịt lợn gác bếp là cách gọi chung cho 2 món ăn. Nghĩa là dùng tên này để gọi món ăn nào cũng đúng. Đó là món thịt lợn sấy và thịt ba chỉ treo gác bếp. Xem vào hình ảnh để bạn có cái nhìn cụ thể hơn nhé!
Thịt lợn gác bếp hay còn gọi là thịt lợn sấy. Món ăn này được làm từ thịt lợn nạc. Ướp với các gia vị truyền thống của đồng bào rồi sấy trên than củi. Cách ăn thịt lợn sấy không giống thịt treo gác bếp. Vì thế, bạn đừng bỏ qua cách hướng dẫn bên dưới của chúng tôi.
Thịt ba chỉ lợn treo gác bếp cũng là món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc. Để tận hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn này, nhất định bạn phải biết cách chế biến. Hướng dẫn chế biến thịt lợn gác bếp sẽ được chúng tôi cung cấp ở phần sau.
Trong khuôn khổ bài viết này, Tây Bắc TV sẽ giới thiệu đến bạn cách chế biến thịt lợn gác bếp hay còn gọi là thịt lợn sấy siêu ngon, dễ dàng thực hiện.
Cách chế biến thịt lợn gác bếp – Thịt lợn sấy siêu ngon
Bạn đã phân biệt được đâu là thịt lợn sấy gác bếp, đâu là thịt ba chỉ gác bếp chưa? Nếu không có bếp than củi, bạn cũng có thể sử dụng nồi nướng để thực hiện món ăn này nhé. Cực kỳ đơn giản mà ngon vô cùng.
Dưới đây là các bước trong cách chế biến thịt lợn gác bếp:
Bước 1: Chọn nguyên liệu – Bước quan trọng trong cách chế biến thịt lợn gác bếp
Để thực hiện thành công cách chế biến thịt lợn gác bếp, nhất định bạn phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Lưu ý một số mẹo như sau:
3 Không nên: Không nên chọn thịt lợn non; Không nên chọn thịt lợn không rõ nguồn gốc; Không nên chọn thịt lợn đã để qua tủ lạnh.
- Thịt lợn non khi sấy rất hao thịt, độ ngọt chưa tới, ăn cảm giác bị bã.
- Thịt lợn không rõ nguồn gốc: Chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Không chọn thịt lợn đã để qua tủ lạnh: vì thịt sẽ không tươi, độ ngon của thịt sẽ giảm xuống.
3 Nên: Nên chọn thịt lợn trưởng thành; Nên chọn thịt lợn rõ nguồn gốc; Nên chọn thịt lợn tươi.
- Thịt lợn trưởng thành có trọng lượng từ 80kg trở lên đối với lợn bản; trên 100kg trở lên đối với giống lợn trắng thân dài được nuôi ở các trang trại. Bởi lợn ở độ tuổi đó thịt lợn vừa chắc vừa ngọt. Khi sấy không bị hao.
- Nên chọn thịt lợn rõ nguồn gốc: Điều này hiển nhiên ai cũng hiểu. Đây là tiêu chí đầu tiên khi khách hàng lựa chọn thực phẩm cho cả gia đình.
- Nên chọn thịt lợn tươi: Thịt tươi thì khi sấy không bị bã thịt, thịt có độ dai dẻo và ngọt.
Khâu chọn nguyên liệu sẽ bao gồm các việc chuẩn bị gia vị. Gia vị để chế biến thịt lợn gác bếp bao gồm:
- Gừng, xả, tỏi, ớt tươi
- Rượu trắng hoặc rượu Mai quế lộ
- Đường, muối trắng. (để món thịt lợn sấy thêm đậm đà bạn có thể sử dụng bột canh, nước mắm, hạt nêm để ướp cùng)
- Mắc khén và hạt dổi là hai gia vị không thể thiếu, làm nên hương vị đặc trưng cho món ăn này.
Bước 2: Ướp nguyên liệu – Bước không thể thiếu trong cách chế biến thịt lợn gác bếp
- Thịt lợn: Rửa sạch, để ráo nước, lọc bỏ bạc nhạc và thái theo thớ dọc thành miếng có độ dài 30cm – 50cm, dày 2cm – 5 cm. Ướp qua một chút muối trắng.
- Gia vị: gừng, tỏi, xả, ớt tươi rửa sạch băm nhỏ. Mắc khén, hạt dổi rang chín, xay nhuyễn.
- Cho tất cả các loại gia vị đã chuẩn bị vào ướp cùng thịt khoảng 6 – 8h. Có thể kéo dài thời gian ướp đến 12h để gia vị ngấm kĩ hơn.
Bước 3: Phơi – sấy thịt – Bước quan trọng quyết định chất lượng món ăn trong cách chế biến thịt lợn gác bếp
Thịt sau khi ướp xong nhất định phải được phơi dưới nắng. Nắng to càng tốt. Đó là lí do thịt khi sấy chín vẫn giữ được màu đỏ tự nhiên. Thời gian phơi nắng khoảng 2h, khi miếng thịt se se lại là được.
Thịt sau khi phơi nắng sẽ được sấy trên than từ 8 – 12h. Chú ý khoảng cách từ mặt than lên. Không nên để gần quá thịt dễ cháy mà ăn chín vội cũng không ngon. Khoảng cách lí tưởng là 1 – 1,5m. Đối với đồng bào Thái ở Tây Bắc, để miếng thịt lợn sấy thơm ngon hơn, họ thường đắp một lớp lá chuối lên trên đến khi lá héo thì bỏ xuống.
Bước 4: Thành phẩm, đóng gói và thưởng thức
Thịt lợn sấy gác bếp là đặc sản tiêu biểu đang được bán ở cửa hàng của Tây Bắc TV. Vì thế, tất cả các quy trình chế biến thịt lợn gác bếp đến đóng gói đều được làm rất cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sản phẩm được đóng gói 500g/ gói. Khá tiện lợi để khách lựa chọn.
Nếu chị em làm tại nhà thì nên để thịt hết nóng sau đó đóng gói và bảo quản trong tủ đá. Thời hạn tối đa lên tới 6 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích khách hàng sử dụng trong vòng 1 tháng để bảo đẩm độ ngon của thịt.
Có nhiều cách để ăn thịt lợn gác bếp. Bạn có thể tham khảo một số cách ăn sau:
- Chấm thịt lợn gác bếp với chẩm chéo. Đây là thức chấm thứ thiệt, chuẩn hương vị Tây Bắc. Thịt lợn sấy sau khi hấp chín, xé sợi, chấm chẩm chéo nhâm nhi với lí rượu ngô Sùng Phài thì còn gì bằng.
- Trẻ con thường thích ăn thịt lợn sấy gác bếp với tương ớt. Vị chua chua, ngọt ngọt của tương ớt hòa quyện trong vị ngọt của thịt khiến người ăn thích tê lưỡi.
- Chấm thịt lợn gác bếp với chẳm cũng là một lựa chọn thú vị để làm mới bữa ăn của gia đình bạn.
Bạn đã sẵn sàng vào bếp để đổi bữa cho gia đình chưa với cách chế biến thịt lợn gác bếp chưa? Cửa hàng của Tây Bắc TV cho đầy đủ các loại nông sản của bà con Lai Châu và các đặc sản vùng miền như thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp. chẩm chéo…. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: 97 Bế Văn Đàn, Quyết Tiến, thành phố Lai Châu hoặc trải nghiệm cửa hàng trực tuyến tại đây để có thêm lựa chọn khi vào bếp nhé!
Châm Võ