Cách nấu cao cà gai leo để làm dược liệu trong việc điều trị một số bệnh cơ bản như mát gan, gải độc gan, máu nhiễm mỡ … đã được đồng bào các dân tộc vùng tây bắc thực hiện từ lâu trong đời sống.
Để tìm hiểu cách nấu cao cà gai leo đạt hiệu quả nhất, hôm nay Tây Bắc TV xin chia sẻ những kinh nghiệm của người xưa, thông qua bài viết sau.
Nhận biết cây cà gai leo
Cây cà gai leo còn có tên gọi khác: Cây cà vạnh, cây cà cườm, cây cà quánh, cây cà quýnh. Có tên khoa học: Solanum procumbens hoặc Lour Solanum hainanense. Thuộc họa Cà (Solanaceae).
Cây cà gai leo mọc hoang nhiều nơi trên đat nước ta, trong đó phải kể đến các tỉnh vùng núi tây bắc như: Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái…
Cây cà gai leo là thuộc loài cây leo nhỡ, cây chia nhiều cành, cây trung bình có chiều dài từ 60 – 100 cm.
Cây cà gai leo có lá màu xanh, lá mọc so le, lá có hình trứng hoặc thuôn dài, phía dưới gốc lá có hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt bên dưới lá có hình sao và nhiều lông mềm, nhưng lá không bị nhám, mặt bên trên của lá có gai.
Cây cà gai leo có quả mọng, màu đỏ bóng, với hình cầu có đường kính của quả dao động từ 7 – 9 mm. Hạt của cây cà gai leo có màu vàng nhạt, códạng thận hình đĩa.
Cây cà gai leo là một loài cây được đã được đồng bào các dân tộc vùng tây bắc từ lâu sử dụng như cây thuốc nam.
Với đặc tính có vị hơi the, tính ấm cây cà gai leo có tác dụng giải độc gan rất tốt.
Cách nấu cao cà gai leo phải sử dụng các bộ phận
Toàn thân cây
Rễ (Thích gia căn)
Dây (Thích gia đằng)
Thành phần hoá học chính để thực hiện cách nấu cao cà gai leo
Rễ có hoạt chất alcaloid
Tinh bột
Flavonoid
Dây có alcaloid
Cách chọn cây cà gai leo để nấu cao
Theo kinh nghiệm đồng bào các dân tộc vùng tây bắc để cách nấu cao cà gai leo có sản phẩm cao với chất lượng tốt nhất thì bạn phải chọn những cây cà gai leo đảm bảo về tuổi của cây cà gai leo, khi cây đã già mà có thời gian trồng khoảng một năm.
Khi cây cà gai leo đã già thì những hoạt chất dinh dưỡng cũng như các thành phần hóa học trong thân cây và lá cây cà gai leo mới đảm bảo và đạt chất lượng
Chính vì vậy, khi thực hiện cách nấu cao cà gai leo bạn cần lưu ý lựa chọn những cây đảm bảo về độ tuổi, thân và lá cây để nấu cao đạt sản phẩm tốt nhất.
Sơ chế cây cà gai leo để thực hiện cách nấu cao cà gai leo
Sau khi bạn đã lựa chọn được nguyên liệu cây cà gai leo thì bước tiếp theo bạn phải sơ chế chế nguyên liệu để tiến hành cách nấu cao cà gai leo.
Vì cây cà gai leo có thể bám đất và rất bị bẩn. Chính vì thế, việc sơ chế thân và lá cây cà gai leo trước khi cho vào nồi để nấu cao là rất quan trọng
Bạn phải tiến hành đem nguyên liệu đi rửa sạch những bụi bẩn và đất bám trên cây cà gai leo. Việc rửa sạch nguyên liệu trước khi nấu cao thì có sản phẩm cao cà gai leo đảm bảo cho sức khỏe của bạn và mọi người khi sử dụng.
Quy trình thực hiện cách nấu cao cà gai leo
Sau khi lựa chọn được nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu thì bạn tiến hành thực hiện cách nấu cao cà gai leo. Đây là bước quan trọng nhất, nó quyết định đến sản phẩm cao cà gai leo sau này.
Bước 1: Nấu cao cây cà gai leo
Bạn cho nguyên liệu cây cà gai leo đã được sơ chế vào nồi. Bạn phải đố lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng cây cà gai leo.
Ví dụ, bạn muốn nấu 1kg dược cây cà gai leo thì lượng nước cần đổ vào nồi phải là 4 – 6 lít nước sạch. Thời gian nấu liên tục từ 12 đến 15 tiếng, ban chỉ nấu ở mức lửa nhỏ nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân tây bắc, cách nấu cao cà gai leo đảm bảo nhất là sau một lần nấu cao, bạn phải tiến hành chắt lấy nước côt.
Nước cốt là dưỡng chất của cây cà gai leo , sau đó được tiến hành lọc bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cuối cùng bạn thu được dung dịch cao sạch nhất.
Bước 2: Cô đặc cao cà gai leo
Bạn đem dịch chiết đã được lọc sạch đi cô đặc, sau đó thu được cao cà gai leo. cách nấu cao cà gai leo là đem dung dịch vào nồi nấu, và tiến hành cô cao. Cao cà gai leo phải được nấu bằng lửa nhỏ.
Cách nấu cao cà gai leo đảm bảo các hoạt chất phải được giữ nguyên.
Với kinh nghiệm lâu năm thì cô đặc dịch chiết theo phương pháptruyền thống là đun cách thủy hoặc nấu bằng nồi áp suất thấp ở nhiệt độ thấp. Phải duy trì nhiệt độ và áp suất trong quá trình cô đặc đến khi loại bỏ hết nước.
Sau khi cô dặc được cao cà gai leo bạn để nguội và tiến hành đổ vào khuôn để bảo quản
Công dụng của cao cà gai leo
Giải độc gan, mát gan, bổ gan, đồng thời giúp phục hồi tế bào gan cũng như tăng cường, tái tạo các tế bào gan mới.
Đánh tan mỡ trong gan, hạ men gan, giúp làm giảm mỡ trong mạch máu.
Đẩy các độc tố có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
Hỗ trợ và điều trị các triệu chứng như: xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus, viêm gan cấp và mãn tính
Làm tăng cường chức năng gan do dùng nhiều thuốc tây, do uống nhiều rượu, bia.
Làm giảm mụn nhọt do cơ thể nóng trong.
Cao cà gai leo còn dùng để hỗ trợ chống viêm, trị đau nhức xương khớp, tiêu đờm, trừ ho.
Bảo quản cao cà gai leo
Cao cà gai leo để bảo quản tốt là những nơi có độ ẩm càng thấp thì thời gian bảo quản cao sẽ càng được kéo dài hơn.
Vì vậy, để tăng thêm thời gian bảo quản cà gai leo, thì trong quá trình thực hiện cách nấu cao cà gai leo thì người ta có giai đoạn sấy hoặc khi nấu người ta cho thêm vào một số chất phụ gia vào giai đoạn cuối của quá trình nấu cao trước khi hoàn chỉnh sản phẩm.
Để bảo quản cao cà gai leo được lâu, người ta thường đóng gói cao trong những túi hút chân không hoặc trong những chai, lọ có nắp đậy kín.
Bảo quản cao cà gai lwo trong môi trường phải thoáng mát, nơi khô ráo với độ ẩm ở mức thấp.
Nhiệt độ ở mức độ mát mẻ không quá 25°C.
Bảo quản nơi tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong cách nấu cao cà gai leo của đồng bào các dân tộc vùng núi tây bắc trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Tây Bắc TV hy vọng bạn sẽ có thêm trải nghiệm để thực hiện tại nhà. Chúc bạn thành công.
Liên hệ Tây Bắc TV
Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0378308666
MINH PHONG