Rễ tắc kè đá Tây Bắc: Công dụng và cách dùng./ Tây Bắc TV
Rễ tắc kè đá Tây Bắc là bài thuốc dân gian rất hiệu quả với những ai mắc bệnh xương khớp. Vậy tắc kè đá là gì? Mua rễ tắc kè đá ở đâu? Hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vài nét về rễ tắc kè đá Tây Bắc.
Cây tắc kè đá hay còn được gọi với cái tên là cốt toái bổ. Đây là một loài thực vật rừng thường sống khá lâu năm. Cây có phần thân rễ khá giống con tắc kè , chúng thường mọc hoang và bám vào các vách đá hay hốc đá hoặc các thân cây to nên được gọi là tắc kè đá. Tắc kè đá chỉ ưa mọc ở những chỗ ẩm và mát của vùng rừng núi.
Phần thân rễ của cây thường có dạng mầm, bên ngoài có lớp vảy vàng bóng. Cây tắc kè đá có 2 phiến lá. Lá của nó có thể dài tới 25 – 45cm. Phiến lá có màu xanh đậm và xẻ thùy như lông chim. Mỗi phiến lá thường xẻ thùy thành 3 cho đến 7 cặp lông chim. Phần cuống lá dài 10 đến 20cm. Lá hứng mùn thường có hình dạng trái xoan, khô và màu nâu, phần lá này ôm lấy thân cây. Mặt dưới các phiến lá có chứa các túi bào tử được phân bố rải rác không đều.
Đặc tính dược liệu của rễ tắc kè đá Tây Bắc
Đặc tính dược liệu của tắc kè đá
Cây tắc kè đá (hay còn gọi là tổ rồng, tổ phượng) có đặc tính dược liệu như: vị hơi nhẵn đắng, hơi chát, mang tính ấm và không có độc.
Tên khoa học của tắc kè đá: Drynaria bonii Christ
Tên dược liệu: Rhizoma Drynariae
Thuộc họ: Họ cây dương xỉ (danh pháp khoa học là Polypodiaceae)
Thân rễ của cây tắc kè đá là bộ phận duy nhất được dùng làm thuốc.
Phân bố:
Tắc kè đá phân bố nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn…và một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng.
Thu hái và sơ chế
Thu hái thân rễ cây tắc kè đá có thể thực hiện gần như quanh năm tuy nhiên tốt nhất nên là vào khoảng tháng 4 đến tháng 9 hằng năm.
Sau khi thu hoạch xong, ta phải đem cạo bỏ sạch lông, sau đó chúng ta thái thành miếng nhỏ rồi đem đi phơi khô. Khi dùng ta có thể đem đốt nhẹ để cho cháy bỏ phần lông còn phủ bên ngoài, rồi đem phần thân rễ ủ mềm sau đó tiếp tục tẩm mật cho rễ và đem sao vàng trên bếp với lửa nhỏ.
Bảo quản
Có thể bảo quản ở điều kiện tự nhiên nhưng phải khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
Mua rễ tắc kè đá Tây Bắc ở đâu?
Để các bài thuốc từ rễ tắc kè đá phát huy hết dược tính bạn cần chọn những địa điểm mua uy tín.
Hiện nay Tây Bắc TV cung cấp rễ tắc kè đá Tây Bắc chuẩn, chất lượng cao dạng khô với giá 200.000đ trên 1 kg.
Liên hệ mua tại địa chỉ web: https://taybac.tv/san-pham/re-tac-ke-da/ hoặc trực tiếp tại cửa hàng
- Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
- Điện thoại: 0378308666
- Email: taybactv9999@gmail.com
Công dụng của rễ tắc kè đá Tây Bắc.
Rễ cây tắc kè đá Tây Bắc có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu Canxi của xương, tăng lượng Phốt pho và canxi ở trong máu nên có thể giúp xương nhanh liền. Ngoài ra đây còn là bài thuốc có tác dụng trong giảm đau hay an thần.
Rễ tắc kè đá cũng mang tác dụng rõ ràng trong phòng ngừa và làm giảm tình trạng lipid trong máu cao. Từ đó giúp phòng ngừa các chứng xơ vữa mạch.
Một số công năng khác như: Bổ thận, giúp gân cốt khỏe mạnh, hoạt huyết, tiêu ứ, cầm máu và giảm đau.
Rễ tắc kè đá là một thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị gãy xương, giúp xương khớp mạnh khỏe hơn.
Một số bài thuốc sử dụng rễ tắc kè đá Tây Bắc.
-
Bài thuốc chữa đau lưng và ù tai do thận hư gây ra.
Chuẩn bị: Một cái bầu dục lợn, rễ tắc kè đá Tây Bắc (dạng bột tán) khoảng 4 đến 6g.
Thực hiện: Đem phần bột rễ tắc kè đá Tây Bắc nhét vào phần bên trong của bầu dục lợn, sau đó ta đem hấp cách thủy trên lửa nhỏ rồi nướng chín. Mỗi ngày sử dụng 1 quả và dùng cách ngày.
-
Bài thuốc trị nhức xương, mỏi gối, đau lưng do thận hư.
Chuẩn bị: Tỳ giải 16g , rễ tắc kè đá Tây Bắc khô 16g, đỗ trọng 16g, hoài sơn 20g, cẩu tích 20g 20g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước lấy 12g, rễ gối hạc lấy 12g, dây đau xương cũng 12g.
Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với khoảng 550ml nước sạch đến khi còn lại 200ml. Chia nước thuốc đã sắc thành 2 lần uống trong một ngày. Một liệu trình 10 ngày. Để cải thiện nhanh và rõ nên sử dụng từ 3 – 5 liệu trình.
-
Bài thuốc trị đau răng, bị chảy máu chân răng hay răng lung lay do thận hư
Chuẩn bị: Rễ tắc kè đá Tây Bắc khô 16g.
Thực hiện: Ta đem giã nhỏ rễ cây tắc kè đá, sao cho cháy đen rồi tán ra thàn bột. Xát phần bột này vào vùng lợi và chân răng bị đau hay chảy máu. Nên thực hiện cách này sau khi vệ sinh sạch răng, áp dụng 2 lần một ngày.
-
Bài thuốc bổ thận và giúp chắc răng
Chuẩn bị: Sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả, sơn dược chuẩn bị mỗi vị 12g, tế tân lấy 2.4g, rễ tắc kè đá 16g và thục địa 16g.
Thực hiện: Đem sắc tất cả cùng với 700ml nướcđến khi còn lại 250ml, sau đó chia ra 2 lần sử dụng. Dùng bài thuốc này trong 10 ngày.
-
Bài thuốc chữa ê ẩm người ê ẩm do ngã
Chuẩn bị: Lá sen tươi 10g, trắc bá tươi 10g và sinh địa 10g, rễ tắc kè đá 15g.
Thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên với 500ml nước sạch đến khi còn lại 200ml. Chia làm 2 lần uống. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 5 ngày là đỡ.
-
Bài thuốc trị tụ máu và bong gân do bị chấn thương
Chuẩn bị: Rễ tắc kè đá tươi.
Thực hiện: Sơ chế rễ tắc kè đá tươi. Loại bỏ hết phần lá khô và các lông tơ, đem rửa sạch rồi giã nhỏ. Lấy lá chuối gói phần rễ đã giã và nướng nềm. Đắp phần rễ này lên chỗ đau nhức khi còn nóng và bó lại. Thay liên tục nhiều lần đến khi thấy máu bầm đã tan và gân cốt đã hồi phục.
-
Bài thuốc trị bệnh thấp khớp mạn tính thể nhiệt
Chuẩn bị: Cam thảo 4g, thạch cao 2g, đan sâm 12g, rễ tắc kè đá 12g, các vị thuốc khác như: thổ phục linh, rau má tươi 12g , kê huyết đằng, thiên hoa phấn mỗi vị 12g, độc hoạt, uy linh tiên mỗi vị 12g, khương hoạt, sinh địa và hy thiêm: 12g.
Thực hiện: Đem sắc với 500ml lấy 200ml uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
-
Bài thuốc chữa đau nhức phong thấp
Chuẩn bị: Rễ chiên chiến 10gr, bạch hoa xà 10gr, vỏ chân chim chuẩn bị 100gr, rễ tắc kè đá Tây Bắc 40gr, rễ bưởi bung 40gr, xích đồng nam và cỏ xước mỗi loại 40gr, bạch đồng nữ và ô dược, tiền hồ mỗi loại 40gr, rễ rung rúc chuẩn bị 80gr, rễ gắm 120gr.
Thực hiện: Nấu tất cả dược liệu đã chuẩn bị thành dạng cao đặc, sau đó ngâm phần cao này với 2 lít rượu trắng nấu men lá nồng độ cồn khoảng 40 độ trong 3 ngày. Lọc lấy phần dịch trong, mỗi ngày dùng 2 lần/ 30ml một lần.
-
Bài thuốc giúp bổ khí huyết, mạnh gân xương.
Chuẩn bị: Ba kích 16gr, đảng sâm 16gr và củ mài 16gr, mẫu lệ (hay vỏ hàu) 12gr, cẩu tích 12gr, bạch truật 12gr, tục đoạn 12gr, hoàng kỳ 12gr, rễ tắc kè đá Tây Bắc 12gr và đương quy 12gr, thiên kiên kiện 10gr.
Thực hiện: Nấu tất cả thành dạng cao lỏng. Dùng uống trực tiếp hoặc sắc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang.
-
Bài thuốc chữa gãy xương kín , chấn thương mềm
Chuẩn bị: Lá sen tươi 12gr, quả bồ kết tươi 12gr, rễ tắc kè đá Tây Bắc 12gr, lá trắc bá diệp 12gr.
Thực hiện: Đem dược liệu trên tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 12gr hãm với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần. Dùng đến khi xương đã liền hoàn toàn.
Hi vọng với những thông tin hữu ích mà Tây Bắc TV vừa cung cấp, bạn có thể hiểu hơn về một vị thuốc quý của núi rừng.
- Quyên Hoàng