Cột mốc A Pa Chải là một trong “bốn cực tổ quốc”. Tây Bắc TV sẽ đồng hành cùng bạn trong chuyến trải nghiệm khám phá cực Tây của Tổ Quốc trong mùa hè này nhé!

Cột mốc A Pa Chải ở đâu? 

A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc và là địa điểm mà người ta vẫn thường nói “Một con gà gáy 3 nước cùng nghe”.

Trước đây bản A Pa Chải là bản ở cực tây trên đất liền của miền bắc Việt Nam. Tên “A Pa Chải” được dùng đặt cho tên đồn biên phòng và cho cửa khẩu ở khu vực này.

A Pa Chải là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển. Cực Tây nằm ở 22°24’02,295″ vĩ độ Bắc – 102°8’38,109″ kinh độ Đông, thuộc đỉnh núi Khoang La San cao 1866,23m; nơi một con gà gáy cả ba nước đều nghe.

Cột mốc trên cực Tây là cột mốc số 0, đánh dấu điểm giao giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc; ba mặt của cột mốc là quốc huy của ba quốc gia, được dựng lên vào ngày 27 tháng 6 năm 2005.

Hàng năm có nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, du lịch, chinh phục và trải nghiệm.

Cột mốc A Pa Chải
Cột mốc A Pa Chải

Điểm đặc biệt ở cột mốc A Pa Chải

Cùng với  Cột mốc 3143 Fansipan, Cột cờ Lũng Cú, Cột mốc 428 Hà Giang, Mũi Đôi, cực Đông Tổ quốc, Mũi đất Cà Mau, cực Nam tổ quốc, A Pa Chải ngày nay không còn là một địa danh xa lạ với những người yêu khám phá, mạo hiểm đi chinh phục những địa đầu của tổ quốc.

Có rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến A Pa Chải để có được cảm giác chinh phục, những trải nghiệm mới lạ. Bởi Cột mốc A Pa Chải nàm giữa núi rừng trùng điệp của Tây Bắc. Vì vậy, hành trình để chinh phục điểm cực Tây của Tổ quốc khá là thú vị, đặc biệt là đối với những bạn trẻ thích đi phượt, thích mạo hiểm.

Cột mốc A Pa Chải
Vẻ đẹp ở Cột mốc A Pa Chải

Trước đây, đường đến cột mốc A Pa Chải khá khó khăn vì đường đất nhưng từ năm 2018, tỉnh Điện Biên hoàn thiện con đường bê tông men theo các vách núi.  Đặc biệt là xây bậc tam cấp đi lên cột mốc nên du khách chinh phục cột mốc dễ dàng hơn, Tuy nhiên, vẫn phải đi bộ vài cây số đường bê tông nhỏ, dốc và leo 500 bậc thang để lên tới cột mốc.

Cột mốc  A Pa Chải ở ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng Quốc ngữ riêng và Quốc huy ba nước: Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Hành trình đến với Cột mốc A Pa Chải

Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý cho lịch trình như sau:

Đến Điện Biên đi Cột mốc A Pa Chải

Để rút ngắn thời gian di chuyển, giảm độ mệt mỏi sẽ là điều tuyệt vời nhất cho bạn một sức khỏe tốt, một tinh thần thoải mái hơn để chinh phục cột mốc A Pa Chải thì nhất định bạn cần một loại hình di chuyển hợp lý.

Nếu điểm xuất phát ở Hà Nội và di chuyển hơn 500km để đến TP. Điện Biên. Từ TP. Điện Biên lên A Pa Chảy rất xa xôi, thậm chí làm bạn mệt mỏi nếu đi trong thời gian ngắn mà phải đi tận 1500km đường núi đồi.

Cột mốc A Pa Chải
Cột mốc A Pa Chải

Nếu bạn từ miền Nam ra có thể di chuyển bằng máy bay để giảm bớt thời gian  di chuyển cũng như đảm bảo được sức khỏe để đến Cột mốc số 0.

Quãng đường di chuyển đến A Pa Chải từ TP. Điện Biên cả đi và về là khoảng 500km. Nên chọn điểm dừng hợp lý là ở Mường Nhé làm điểm trung chuyển lên A Pa Chải. Cụ thể từ TP. Điện Biên lên Mường Nhé 200km. Mường Nhé – A Pa Chải 50km.

Đến Lai Châu đi cột mốc A Pa Chải

Con đường từ Lai Châu đi A Pa Chải cũng khá đặc biệt, với gần 300km nhưng thời gian di chuyển trên đường khá dài. Đường đèo dốc nên khá mệt mỏi. Bạn có thể sử dụng google map để đi tại đây.

Cột mốc A Pa Chải
Hoa hậu H’Hen Nie tại Cột mốc A Pa Chải

Thời điểm đến cột mốc A Pa Chải

Khoảng cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa người dân Hà Nhì khá thư nhàn. Các già làng, trưởng bản và cán bộ xã sẽ họp để thống nhất một ngày ăn Tết chung.

Nếu đến đây vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm cái Tết khó quên cùng người dân bản. Ngày tết của người Hà Nhì được chọn phải vào ngày Rồng. Bởi theo quan niệm thì ăn Tết vào ngày này dân bản sẽ được mạnh khỏe cả năm. Không khí chuẩn bị Tết vùng cao rất náo nhiệt, mỗi người xắn tay cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ tất niên. Tất cả món ăn đều được chế biến từ thịt lợn: thịt luộc, xúc xích, thịt đông, …

Ngoài ra, do đường đến cực Tây chủ yếu là đèo dốc vì thế chúng ta nên lựa chọn di chuyển vào những thời điểm ít mưa, để tránh bị ảnh hưởng đến lịch trình và sức khỏe.

Cột mốc A Pa Chải
Ngắm trời đất từ cột mốc A Pa Chải

Lưu ý khi đến Cột mốc A Pa Chải

  • Bạn nên đi thuê xe và kiểm tra xe thật kỹ khi di chuyển, thắng tốt, lốp xe tốt thì bạn mới đi chơi thật an tâm và an toàn;
  • Hãy chọn mũ ¾ để giữ ấm cho đầu, chuẩn bị bao tay, nón len…áo mưa;
  • Luôn chuẩn bị một chai xăng dự phòng để dùng cho trường hợp cần thiết. Vì hầu như đường vắng, khoảng cách xa mới có cây xăng. Nhưng bạn cũng lưu ý nhà dân ven đường, tạp hóa cũng sẽ có xăng;
  • Ngoài việc dựa vào maps di chuyển bạn cũng nên hỏi thăm người dân về hướng đi để đảm bảo không sai lệch. Quan sát biển báo ven đường giúp bạn nắm vững địa hình di chuyển tốt hơn.

Ăn nghỉ ở đâu khi đến Cột mốc A Pa Chải

Do Cột mốc A Pa Chải khá xa, lại giáp biên giới, bạn có thể lựa chọn dừng chân tại đây hoặc Mường Nhé (Điện Biên), Mường Tè (Lai Châu). Ở đây, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn là đặc sản dân tộc. Đồng thời được trải nghiệm nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại đây.

Một số món ăn bạn có thể thưởng thức tại đây: thịt trâu gác bếp, thịt lợn sấy, Pa pỉnh tộp, măng rừng, rau rừng, lợn bản, gà đồi…

Bạn đã sẵn sàng cho chuyến đi đến cực Tây của Tổ quốc chưa? Tây Bắc TV sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên các cung đường của Tây Bắc. Chúc bạn có hành trình khám phá cột mốc số 0 thú vị và ý nghĩa.

Cột mốc A Pa Chải
Đường lên Cột mốc A Pa Chải

Hãy liên lện với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ:

  • Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết  thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
  • Điện thoại: 0378308666
  • Email: taybactv9999@gmail.com

Châm Võ

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *