Các loại bánh ở Sapa ngon nức lòng mỗi khi nhắc tới. Sapa nổi tiếng với thiên nhiên đẹp và ẩm thực ngon tuyệt vời. Tây Bắc TV qua bài viết sẽ giới thiệu hai loại bánh đặc sản sapa nổi tiếng là bánh hạt dẻ và bánh ngô.
Các loại bánh ở Sapa: bánh hạt dẻ
Vài nét về các loại bánh ở sapa với bánh hạt dẻ
Trên thị trường hiện nay, Bánh đặc sản Sapa với bánh hạt dẻ có 2 loại:
Loại bánh 1 hộp 50 nghìn gồm 10 bánh hạt dẻ. Bạn cần ăn ngay nếu bạn để 1 – 2 ngày thì vỏ bánh sẽ cứng lại
Loại bánh 1 hộp 60 nghìn gồm 10 bánh hạt dẻ. Bánh này có vỏ ngoài rất mềm, bạn có thể để hàng tuần mà bánh không bị cứng ăn vẫn thơm ngon.
Bánh đặc sản Sapa với bánh hạt rất có lợi cho con người bởi giá trị dinh dưỡng mang lại
Hơn thế nữa, thành phần trong hạt dẻ có vitamin C, mangan axit beo, và omega 3… rất tốt cho sức khoẻ con người.
Các chất có trong bánh hạt dẻ Sapa có khả năng chậm quá trình oxi hóa, có khả năng hỗ trợ hạn chế các bệnh về tim mạch và ung thư. Ngoài ra, bánh đặc sản Sapa với bánh hạt dẻ còn giúp ngăn chặn hiệu quả máu nhiễm mỡ.
Đặc sản các loại bánh ở Sapa – Cách làm bánh hạt dẻ
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu làm 10 chiếc bánh hạt dẻ
Hạt dẻ đã bỏ vỏ khoảng 520 gam
Sữa tươi không đường với lượng khoảng 500ml
Đường 150 gam
Muối khoảng 1 thìa cà phê
Bột mì với 400
Dầu ăn với 100ml
Lòng đỏ trứng gà 1 quả
Cần chọn được hạt dẻ ngon vì đây là nguyên liệu chính và mang yếu tố quyết định tới chất lượng à vị ngon của bánh hạt dẻ. Khi chọn hạt dẻ cần chọn các hạt dẻ có màu sáng, tươi và bóng. Hạt dẻ bên ngoài có nhiều lông tơ và vẫn còn tươi là hạt dẻ đạt chuẩn
Nhân hạt dẻ khi được bóc ra phải có mùi thơm, có màu trắng ngà, nhân cứng, đầu không bị đen.
Dụng cụ cần chuẩn bị đó là bếp, lò nướng, và cây cán bột
Bước 2: Cách làm
Luộc hạt dẻ
Cho hỗn hợp gồm 500gr hạt dẻ đã bỏ vỏ, 500ml sữa tươi cùng 1 thìa cà phê muối vào nồi. Cho nồi vào bếp luộc cho hạt dẻ thật chín kỹ.
Số hạt dẻ còn lại thì luộc qua và nguyên hạt.
Khi hạt dẻ đã được luộc chín thì cần lấy ra làm thật nhuyễn sau đó tán qua rây. Bạn cũng có thể dùng máy xay để xay cho thật nhuyễn mịn.
Sên nhân hạt dẻ
Trộn thật đều hạt dẻ đã được tán nhuyễn với sữa vừa được luộc qua cùng 100 gam đường. Cho hỗn hợp đó vào chảo trên lửa thật nhỏ cho đến khi hỗn hợp trở nên đặc, dẻo.
Trộn bột để làm vỏ bánh ruột bánh
Dùng một chiếc tô to cho vào đó: 250 gam bột mì, 45ml dầu ăn cùng với 50 gam đường và100ml nước lọc. Dùng tay trộn bột cho thật sánh đến khi bột không còn dính vào tay
Lấy một tô khác và trộn đều 150 gam bột mì và 62ml dầu ăn. Dùng tay trộn, nhào cho bột quyện thành khối dẻo mịn.
Tiếp đến đậy kín hai tô bột vừa trộn, ủ trong thời gian khoảng 30 phút
Cán bột
Vỏ bánh bạn được vo thành 10 viên, mỗi viên bột khoảng 40 gam
Bột ruột bánh cũng được vo thành 10 viên, mỗi viên khoảng 22 gam
Tiếp đến bạn hãy đặt bột vỏ bánh để lên bàn và cán mỏng. Sau đó lấy 1 viên bột ruột bánh đặt lên phía trên, rồi dàn đều, cuộn bột bánh lại thành cây. Khi cán bột cần bắt đầu từ chính giữa, cán từ trên xuống dưới cho bột thật mỏng ra.Kế đến, bạn lại cuộn bột bánh thêm một lần nữa, rồi để sang một bên.
Làm như vậy cho chín vỏ bánh và ruột bánh còn lại.
Tạo hình bánh
Lấy cuộn bột, sau đó cán từ chính giữa theo nhiều hướng khác nhau cho mỏng ra. Lấy một phần nhân đã chuẩn bị, đặt vào chính giữa của miếng bột sau đó ấn nhấn nhẹ, bạn tiếp tục túm viền bột bao sao cho thật kín lấy nhân. Bạn xoay và nắn cho bánh thật tròn đẹp rồi tiếp tục ấn cho bánh hơi dẹp xuống.
9 chiếc bánh còn lại cũng tiến hàn theo các bước như trên
Nướng bánh
Bạn cần làm nóng lò trước khi cho vào lò khoảng 10 phút với 180 độ C, làm như vậy để cho lò ổn định nhiệt độ.
Đặt bánh từng chiếc bánh lên khay nướng đã để sẵn lót giấy nến chống dính. Kế đến cho bánh vào lò nướng trong khoảng thời gian 15 phút với mức nhiệt 170 độ C.
Hết thời gian 15 phút hãy để cho bánh nguội và quét lên trên mặt bánh một lớp lòng đỏ trứng đã được đánh tan.
Tiếp đến cho bánh vào lò thêm 5 phút là có thể thưởng thức.
Bước 3: Thành phẩm
Bánh sau khi nướng xong có màu vàng, hình tròn. Bạn sẽ bị hấp dẫn bởi hương thơm của hạt dẻ ngay khi lấy bánh ra lò.
Đặc sản các loại bánh ở Sapa – Thưởng thức và bảo quản bánh hạt dẻ
Thưởng thức: Bạn nên thưởng thức bánh đặc sản sapa với bánh hạt dẻ ngay khi vừa ra lò. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của hạt dẻ, bánh rất dẻo. Bạn không cần ăn kèm cùng bất cứ gia vị nào bánh hạt dẻ đã rất tuyệt vời
Bảo quản: Bánh hạt dẻ có thể bảo quản trong ngăn mát trong 3- 4 ngày, nếu bạn muốn bảo quản để dùng trong thời gian từ 1 tuần đến 3 tuần ngay sau khi chế biến bạn cần phải cho lên ngăn đá.
Khi bạn muốn ăn bánh dạt dẻ sapa bạn cần cho vào lò vi sóng nướng lên và sử dụng.
Đặc sản các loại bánh ở Sapa: Bánh ngô.
Vài nét về bánh đặc sản Sapa với bánh ngô
Bánh ngô có cái tên rất độc lạ theo cách gọi của người dân Sapa đó là “páu pó cừ”. Bánh ngô sẽ được làm vào khoảng các tháng 4 và tháng 5 âm lịch.
Ngô – loại hạt được người dân Sapa rất coi trọng. Ngô được coi như hạt ngọc núi rừng ban tặng cho con người và mảnh đất Sapa. Đồng thời là lương thực chính mang lại một trong những nguồn thu nhập cho người dân nơi đây.
Đặc sản các loại bánh ở Sapa – Cách làm bánh ngô
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Ngô sữa non khoảng 10 bắp
Lá chuối Tây: Chọn những lá bánh tẻ, o bị rách.
Bước 2: Cách làm
Lấy ngô làm nguyên liệu cần chọn các hạt ngô phải còn non sữa. Khi ngô đúng thời điểm non sữa thì người dân hái ngô. Sau đó dùng dao băm để nhỏ tất cả bắp, xay thật nhuyễn bằng cối đá.
Trong quá trình xay nhuyễn bắp, chú ý không được thêm nước để ngô giữ được vị ngọt tự nhiên. Nếu người dùng muốn bánh ngô có thêm vị đậm đà thì nên cho thêm một ít muối vào để xay cùng.
Phần bột ngô sau khi xay xong được quấn vào trong lá chuối sau đó nướng lên,
Làm như vậy bánh sẽ luôn luôn có vị ngọt thơm rất đặc trưng theo cách chế biến riêng của người dân Sapa.
Bước 3: Thành phẩm
Bánh thành phẩm có màu vàng của ngô rất bắt mắt, hương thơm của vị ngô sữa. Bánh ngô thường được gói hình chữ nhật, khi bóc lớp lá bên ngoài thì bánh sẽ có màu vàng
Đặc sản các loại bánh ở Sapa – Thưởng thức và bảo quản bánh ngô Sapa
Thưởng thức bánh đặc sản các loại bánh ở Sapa
Để bánh ngô có thêm hương vị hấp dẫn với người thưởng thức, người dân hay ăn cùng với một chút đường.
Bánh ngô thường được ăn vào nhiều thời điểm, có thể ăn trong bữa cơm. Người dân Sapa thường mang bánh ngô làm thức ăn để mang khi đi làm, làm nương rẫy hay mang đi để du lịch.
Bạn nên thưởng thức những chiếc bánh ngô ngay khi vừa được nướng chín. Bánh nóng ăn cùng với tiết trời mát hay se lạnh ở mọi thời điểm trong năm ở Sapa thì thật là tuyệt vời.
Bánh ngô vừa có mùi thơm vừa bùi rất đặc trưng. Khi du khách muốn thưởng thức bánh đặc sản Sapa với bánh ngô, bạn chỉ cần dùng tay để bóc lớp lá chuối bên ngoài và thưởng thức. Không nên dùng bát hay đĩa để ăn, bạn nên cầm và thưởng thức.
Bảo quản bánh đặc sản sapa với bánh ngô.
Bánh ngô Sapa nếu để ở bên ngoài với nhiệt độ thường thì chỉ có thể để được trong thời gian rất ngắn khoảng 3 ngày.
Nếu như du khách muốn bảo quản và sử dụng trong thời gian lâu dài hoặc để cả tuần thì cần phải bọc thật kín bánh bằng lá chuối, tiếp đó cho vào trong thùng nước thật sạch để ngâm. Khi muốn ăn thì bạn chỉ cần cho vào nồi hấp lại
Tây Bắc TV đã giới thiệu cho bạn về đặc sản các loại bánh ở Sapa với bán hạt dẻ và bánh ngô. Chúc bạn có chuyến hành trình du kịch Sapa thật ấn thượng với ẩm thực Sapa với các loại bánh.