Đặc sản cốm Tú Lệ
Đặc sản cốm Tú Lệ. Nhắc tới món cốm ai cũng sẽ biết đến loại cốm Tú Lệ thơm ngon vào bậc nhất. Cốm Tú Lệ được làm từ lúa nếp non Tan Lả trên cánh đồng Mường Lò trù phú. Và trên những thửa ruộng bậc thang đẹp ngút ngàn ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Nếp Tan Lả là giống cổ xưa của người Thái. Hạt nếp tròn, trong veo, dẻo, có mùi thơm và vị ngon đặc biệt. Cốm có giá trị dinh dưỡng cao và làm được nhiều món ngon. Đã từ lâu cốm Tú Lệ trở thành thức quà độc đáo, gây thương nhớ.
Nguồn gốc của đặc sản cốm Tú Lệ.
Cốm có từ bao giờ là câu hỏi khiến nhiều người boăn khoăn. Người già tại thôn bản Nà Lóng xã Tú Lệ kể lại: Trước kia có bão lớn, đổ hết cây lúa nếp Tan lả khi còn non. Người dân cả bản lo lắng vì sợ năm nay sẽ đói to. Vì người dân Thái miền núi cao ăn cơm hàng ngày là ăn cơm nếp chứ khôn găn gạo tẻ như người dưới xuôi. Vì lo lúa sẽ mất trắng nên người dân đã ra nương ruộng cắt bông lúa nếp còn non về tuốt lấy hạt, rang lên ăn thử. Không ngờ hạt lúa nếp non khi rang lên cho vị dẻo,đậm vị ngọt thơm hương sữa. Kể từ đó món khẩu mẩu (cốm) ra đời. Tiếng Thái cốm gọi là khẩu mẩu.
Đặc sản Cốm Tú Lệ thơm ngon đặc biệt ở điểm nào?
Mỗi địa phương lại có cách riêng để tạo ra hạt cốm thơm ngon. Người Thái Mường Lò,Tú Lệ cũng có cách đặc biệt để làm ra món cốm thơm ngon theo cách riêng của mình. Có lẽ để làm những món ăn dân dã thì không ai hơn được người Thái Tây Bắc.
Món đặc sản Cốm Tú Lệ đẹp từ cái tên.
Không biết tự giờ mà vùng đất nên thơ, trữ tình, yêu kiều nằm ngày bên đèo Khau Phạ được đặt cho cái tên đẹp Tú Lệ. Tú có nghĩa là thanh tú, lệ có nghĩa là mỹ lệ. Ỏ đây có lẽ cảnh vật thiên nhiên đẹp đã làm lên tên tuổi cho vùng đất này.
Cốm Tú Lệ được làm từ hạt lúa nếp Tan Lả, giống lúa cổ xưa có hạt tròn. Khi phơi già nắng có màu trắng, khi phơi non nắng có màu trong. Nhưng bà con nơi đây quyết định lấy tên địa danh Tú Lệ mỹ miều để đặt cho món cốm (khẩu mẩu). Để nói lên vị ngon của cốm Tú Lệ được kết tinh từ vẻ đẹp thiên nhiên và bàn tay khéo của con người nơi đây.
Đặc sản cốm Tú Lệ ngon từ nguyên liệu.
Để làm ra hạt cốm dẻo,ngon, đậm vị, nức lòng người. Khâu chọn nguyên liệu làm ra hạt cốm (hạt ngọc trời) là khâu quan trọng.
Người dân bản Tú lựa rất kỹ từng bống lúa nếp non còn ngậm sương đêm và nguyên hương sữa. Lúa chọn chọn là giống lúa nếp cổ xưa Tan Lả, giống lúa nếp ngon nổi tiếng không lẫn với bất kỳ loại nếp nào. Hạt nếp Tan Lả tròn, có màu trắng trong, vọ ngọt tự nhiên đậm đà cùng độ dẻo thơm làm nên thương hiệu cho cốm Tú Lệ. Có lẽ chỉ có nước và đất và nước bên đèo Khau Phạ mới hun đúc nên hạt ngọc tinh tuý đến vậy. Vì khi mang nếp Tan Lả đi trông nơi khác thì không còn ngon như nếp trồng ở Tú Lệ
Cốm Tú Lệ ngon do khâu tạo ra hạt cốm.
Khi đi qua các bản thuộc xã Tú Lệ người ta thường nghe tiếng chày giã cốm thình thịch suốt ngày đêm. Trưởng bản cho hay, giờ quen rồi, ai ở xa về chỉ nhớ, chỉ yêu tiếng chày đã nuôi sống bà con bao nhiêu năm nay.
Cồm Tú Lệ ngon không chỉ do nguyên liệu lúa ngon mà còn do đôi bàn tay khéo léo của các Nọng, các Mế người Thái nơi đây. Cốm Tú Lệ đặc sản là loại cốm được làm thủ công hoàn toàn. Từ khâu chọn lúa, tuốt lúa. Đến rang thóc cốm, giã và tách vỏ trấu. Không máy móc nào khéo léo, thông minh, linh hoạt và tinh tế hơn con người. Nên cốm được làm thủ công mới là ngon nhất.
Người làm cốm lành nghề mới biết khi nào nên thu hoạch lúa cốm? Tuốt cốm như thế nào, giã cốm ra làm sao, hạt cốm không bị nát, bị dập. Rang cốm cần điêu luyện, chuyên tâm để hạt thóc chín đều, vừa tầm, không cháy cũng không sống. Tất cả đòi hỏi sự hài hào, yêu nghề của những con người nơi núi cao yêu hạt ngọ của trời.
Cách thưởng thức đặc sản cốm Tú Lệ.
Cốm vốn dĩ rất ngon nhưng nếu không biết thưởng sẽ không cảm nhận trọn vẹn được dư vị hấp dẫn của cốm.
Cốm sau khi giã xong, sàng hết vỏ trấu được ăn luôn là ngon nhất. Vị ấm ấm, thơm lừng mùi sữa, cùng vị dẻo, ngọt đậm đà tự nhiên khiến ốm cũng thành khoẻ.
Cốm có thể ăn luôn để cảm nhận nguyên vị tinh khôi của cốm tươi, vị ngọt ngào của trời đất đọng lại trong hạt lúa nếp non. Nếu bạn nào muốn ăn có vị ngọt hơn thì có thể dùng chuối chín chấm cốm ăn. Đây là món ăn huyền thoại của mùa thu.
Cốm cũng có thể rang nhỏ lửa cho đến khi hạt cốm giòn đều thì mang ra ăn. Nếu ai thích độ giòn, thơm thì nên rang cốm lên ăn.
Cốm ngày nay được chế biến thành nhiều món ngon gây nghiện. Như món chả cốm (cốm bọc thịt xay, bọ tôm, bọc sườn rồi đem rán). Kem cốm, chè cốm, sữa hạt cốm, kẹo cốm, bánh cốm… cũng là món được ưa chuộng. Thậm chí không chỉ dừng lại ở ở căn bếp nhỏ mỗi nhà. Ngày nay ngành công nghiệp thực phẩm cũng dùng cốm để chế biến nhiều thực phẩm ngon, độc đáo.
Cách bảo quản đặc sản cốm Tú Lệ.
Nếu bảo quản cốm trong ngày, người làng Vòng Hà Nội dùng lá sen để bọc cốm. Còn người Thái Tú Lệ thì dùng lá dong để gói cốm. Việc bọc lá như vậy sẽ tránh cho hạt nếp non tiếp xúc với gió và không khí, khiến cho hạt cốm dẻo ngon cả ngày mà không bị cứng. Muốn giữ được độ ấm của cốm, người Thái Tây Bắc cho cốm vào trong khóm cẩu (dụng cụ đựng cơm xôi đan bằng tre).
Chính vì vị ngon nức không lẫn vào đâu được của cốm Tú Lệ mà hiện nay thị trường trong nước và quốc tế đều muốn được thưởng thưởng cốm Tú Lệ một lần. Cốm trở thành món hàng yêu thích của khách du lịch muôn phương. Cốm Tú Lệ trở thành món hàng bán chạy của nhiều thương lái .
Chính nhu cầu vận chuyển cốm đi xa, người dân đã nghĩ ra cách bảo quản cốm tươi tỏng thời gian dài ngày. Nếu vận chuyển trong nước tầm 3-5 ngày. Hút chân không để vi khuẩn không xâm nhập vào hỏng cốm.
Nếu vận chuyển trong thời gian dài hơn. Người dân có thể phơi xơ cốm 1-2 nắng hoặc sấy lạnh cốm 24 tiếng. Cốm tươi sấy có thể để ngoài trong thời gian một tháng. Khi ăn, ta đem cốm khô xôi lại là được.
Bạn có muốn thưởng thức đặc sản Tây Bắc tại nhà không? Hãy liên hệ với chúng tôi để được thưởng thức những món ngon nhất tại Tây Bắc TV.
Trương Út