Di tích lịch sử thành Cổ Loa có kiến trúc độc đáo, gắn liền với một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, Tây Bắc TV sẽ cũng bạn khám phá di tích lịch sử thành Cổ Loa nhé!

Thành Cổ Loa với truyền thuyết nỏ thần

Loa Thành hay còn gọi là Thành Cổ Loa nằm trên địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội. Di tích lịch sử Thành Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết nỏ thần. Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, có quy mô, cấu trúc lớn và độc đáo nhất Đại Việt thời điểm đó. Bên trong Thành Cổ Loa còn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể để du khách có thể khám phá và chiêm ngưỡng.

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Di tích lịch sử thành Cổ Loa
Di tích lịch sử thành Cổ Loa

Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là do kiến trúc xây của thành. Theo tương truyền thành gồm chín vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó.

Giá vé tham quan và giờ mở cửa thành Cổ Loa

Để đến tham quan thành Cổ Loa Đông Anh Hà Nội, du khách cần nắm rõ thời gian mở cửa cũng như giá vé tham quan thành:

  • Thời gian mở cửa: 08h00 – 17h00 các ngày trong tuần
  • Giá vé tham quan: Đối với người lớn giá vé: 10.000 VNĐ/lượt; đối với học sinh và người già giá vé: 5.000 VNĐ/lượt; đối với trẻ em và người có công giá vé: Miễn phí

Tìm hiểu lịch sử Loa Thành qua các thời kỳ

Lịch sử thành Cổ Loa được chia ra các thời kỳ khác nhau:

Thời kỳ tiền sử: Cách đây khoảng 20.000 đến 11.000 năm trước đây, vùng đất Cổ Loa đã có những dấu tích sinh sống của nhóm người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Sơn Vi.

Thời kỳ Âu Lạc – An Dương Vương: Cổ Loa là đô thị cổ đại được xây dựng sớm nhất và lớn nhất Đông Nam Á.

Thời kỳ Bắc thuộc: Loa Thành là huyện thành quan trọng trong hệ thống chính quyền cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc.

Thời kỳ Ngô Quyền: Ngô Quyền xưng vương năm 938 và đóng đô ở Cổ Loa.

Thế kỷ XI – thế kỷ XVIII: Loa Thành bắt đầu hình thành những đơn vị làng xóm.

Thế kỷ XIX – đến nay: Loa Thành là căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và hậu phương trong thời kỳ chống Mỹ. Đến nay, Cổ Loa vẫn đang phát triển và gìn giữ văn hóa truyền thống.

Di tích lịch sử thành Cổ Loa
Di tích lịch sử thành Cổ Loa
Ý nghĩa của di tích lịch sử thành Cổ Loa Đông Anh Hà Nội

Thành Cổ Loa có ý nghĩa lịch sử ở 3 phương diện: quân sự, xã hội và văn hóa.

Về mặt quân sự, với các bức thành kiên cố, vững chắc, cùng hào, ụ và lũy sâu rộng, Loa Thành là nơi bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Từ góc độ xã hội, Cổ Loa chứng minh cho sự phân hóa của xã hội và xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn.

Về mặt văn hóa, Cổ Loa là sự sáng tạo kỹ thuật và văn hóa của người Việt cổ. Cách cấu trúc như đá kè chân thành, hào nước uốn lượn và thành lũy phức tạp là biểu tượng cho thời kỳ An Dương Vương.

Với những giá trị quan trọng này, Loa Thành là một trong 21 khu du lịch Quốc gia Việt Nam và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ngày 27/9/2012.

Cấu trúc độc đáo của di tích lịch sử thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng theo dấu tích còn lại, chỉ có 3 vòng. Thành có chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5km và vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm của thành khoảng 2 km².

Thành được xây bằng phương pháp đào đất, khoét hào và đắp thành lũy. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong được thiết kế thoải, khó đánh vào nhưng dễ đánh ra. Lũy cao trung bình từ 4 – 5 m, cao nhất 8 – 12m, mặt lũy rộng 6–12 m, còn chân lũy rộng 20–30m. Với những con số trên đây, Loa Thành là tòa thành cổ nhất, lớn nhất, cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử xây thành của người Việt cổ.

Di tích lịch sử thành Cổ Loa
Di tích lịch sử thành Cổ Loa

Kiến trúc thành Cổ Loa gồm:

  • Thành ngoại: Thành ngoại có chiều dài 7.880m, chiều cao 3 – 4m và chiều rộng 13 – 20m. Chất liệu đắp thành ngoại có đá kẻ và đất sét.
  • Thành trung: Thành trung là vòng tường khép kín có chiều dài 6.310m, chiều cao 6 – 12m và chiều rộng 20m.
  • Thành nội: Thành nội có hình chữ nhật có chiều dài 1.730m, chiều cao 5m và chiều rộng 20m.
-17%
399,000 990,000 
690,000 1,800,000 
-10%
450,000 900,000 
Những điểm tham quan đặc sắc tại khu di tích lịch sử thành Cổ Loa

Khi đến tham quan thành Cổ Loa, du khách nhất định phải ghé đến khu di tích nổi bật trong Loa Thành dưới đây:

Đền Cổ Loa (đền thờ vua An Dương Vương)

Nằm ở trung tâm Loa Thành, đền Cổ Loa hay còn gọi là đền thờ An Dương Vương là ngôi đền thờ cổ linh thiêng, mang nhiều giá trị lịch sử quan trọng. Đền thờ này là nơi thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đối với những đóng góp lịch sử của An Dương Vương – người lập nên nước Âu Lạc.

Am Mỵ Châu

Theo truyền thuyết, đây là nơi an nghỉ của Mỵ Châu. Khi nàng gieo mình xuống biển, ngư dân xung quanh thấy một tảng đá hình người dạt vào bờ biển. Họ cố gắng đưa tảng đá này về mà không thành, chỉ đến khi họ đến khu vực gốc đa thì gánh nặng đột nhiên trở nên nhẹ nhàng. Chính vì lẽ đó, tại nơi này đã được xây dựng một ngôi đền thờ, nằm dưới bóng mát của một cây đa ngàn năm tuổi.

Đình Cổ Loa (Đình Ngự Triều Di Quy)

Đình Cổ Loa nằm giữa khu thành nội được xây dựng với kiến trúc khá lớn. Đình Ngự Triều Di Quy được khắc họa với nhiều tạo hình kiến trúc đặc sắc, trong đó có Tứ linh và Tứ quý. Dưới thời triều nhà Lê, ngôi đình này đã được tái xây dựng với sự vững chắc, bảo tồn tinh hoa ban đầu và kế thừa giá trị văn hóa suốt hàng trăm năm cho đến ngày hôm nay.

Giếng Ngọc – gắn với mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy

Giếng Ngọc nằm ngay cửa đền thờ An Dương Vương, giữa hồ Bán Nguyệt tại thành Cổ Loa. Giếng Ngọc nổi bật với màu nước trong xanh, cây cối và không gian mát mẻ. Đặc biệt, Giếng Ngọc là nơi Trọng Thủy đã gieo mình xuống vì thương tiếc Mỵ Châu.

Đền thờ Cao Lỗ

Đền thờ Cao Lỗ là nơi tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng Cao Lỗ tài ba dưới thời vua An Dương Vương. Ông là người chỉ huy trực tiếp trong việc xây Loa Thành và cũng là tác giả của cây Nỏ Thần.

Khu trưng bày di vật, hiện vật lịch sử

Loa Thành hiện này vẫn đang trưng bày rất nhiều di vật, hiện vật quan trọng trong lịch sử. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng, khuôn đúc mũi tên, rìu lưỡi xéo bằng đồng, nhiều ngôi mộ cổ…

Lễ hội Cổ Loa – tưởng nhớ công đức vua An Dương Vương

  • Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Thượng
  • Thời gian tổ chức: Ngày mùng 5 và ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm

Lễ hội đền Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công đức của vua An Dương Vương. Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều nghi thức như dâng lễ, tiến lễ dâng vua và rước kiệu quanh hồ Bán Nguyệt. Khi tham gia lễ hội đền Cổ Loa, du khách sẽ được xem các chương trình biểu diễn chèo, tuồng, hát quan họ… hay chơi các trò chơi dân gian như chọi gà, đập niêu đất… Tham gia lễ hội, du khách cũng có thể cầu may mắn, bình an và một năm mưa thuận gió hòa.

Di tích lịch sử Cổ Loa
Di tích lịch sử Cổ Loa

Kinh nghiệm ăn uống khi đến thành Cổ Loa

Đến với Loa Thành, du khách đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản tại đây. Có thể kể đến bún Mạch Tràng và cháo trai, đây là hai món ăn dân dã nhưng lại mang đến hương vị đặc trưng mà chỉ tại Cổ Loa du khách mới có thể cảm nhận được.

 

Những lưu ý khi tham quan thành Cổ Loa Hà Nội

Để chuyến tham quan đến Loa Thành được trọn vẹn hơn, du khách có thể “bỏ túi” ngay một số lưu ý hữu ích sau:

Thời gian nên đi

Du khách có thể đến Loa Thành vào bất kỳ mùa nào trong năm để tham quan và khám phá. Tuy nhiên, để có thể tham gia lễ hội đền Cổ Loa với nhiều hoạt động thú vị, bạn nên sắp xếp kế hoạch đến đây vào tháng Giêng. Hoặc nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp khi mùa hoa phượng và hoa bằng lăng nở bạn có thể đến Loa Thành vào mùa hè. Mỗi mùa sẽ mang đến những cảm nhận và trải nghiệm riêng cho du khách.

Hướng dẫn di chuyển

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17km, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Loa Thành bằng một trong các phương tiện sau:

  • Xe buýt: Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn một trong các tuyến xe bus sau đến Loa Thành như 46, 43, 15, 17, 59.
  • Xe tự lái: Du khách có thể di chuyển đến Loa Thành bằng xe ô tô hoặc xe máy theo hướng dẫn đường đi trên Google Maps.

> Xem thêm: Di tích thành Cổ Loa Đông Anh Hà Nội

Di tích Thành Cổ Loa Đông Anh Hà Nội

 

Lưu ý khác

Một số lưu ý khác khi tham quan Loa Thành để du khách có chuyến đi ý nghĩa hơn:

  • Trang phục: Lựa chọn trang phục lịch sự, du khách không nên mặc quần áo hoặc váy quá ngắn.
  • Thái độ khi tham quan: Không nói to, không gây ồn ào để ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của di tích cũng như các du khách khác.
  • Tôn trọng di tích lịch sử: Khi tham quan, hãy tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của cơ sở quản lý để bảo vệ di tích.
  • Giữ gìn vệ sinh: Không vứt rác bừa bãi để giữ cho khu di tích luôn sạch đẹp.

Đến di tích lịch sử Thành Cổ Loa là một trải nghiệm tuyệt vời cho du khách yêu thích lịch sử và văn hóa. Đến đây du khách không chỉ được trở về quá khứ, tìm hiểu những kiến thức lịch sử sâu sắc mà còn được tận hưởng cảm giác bình yên giữa bối cảnh đậm chất cổ kính. Ngoài ra, bạn đừng quên khám phá thêm các điểm vui chơi hấp dẫn khác tại Hà Nội để chuyến đi trọn vẹn hơn nhé.

-17%
399,000 990,000 
690,000 1,800,000 
-10%
450,000 900,000 

Thực Phẩm Bổ Sung

CAO CÀ GAI LEO THẢO DƯỢC 100g

399,000 999,000 

Nông Sản - Đặc Sản Tây Bắc

THỊT TRÂU GÁC BẾP TÂY BẮC

345,000 990,000 

 

Rate this post