Dược liệu Tây Bắc là một trong số những sản vật quý đối với nhều người. Bạn có biết đó là những loại nào không? Hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu một số dược liệu Tây Bắc có giá trị cao nhé!
Là vùng đất có đặc điểm thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có nhiều loài cây dược liệu quý như: Sâm, tam thất, hà thủ ô, nấm linh chi, sơn tra, đẳng sâm, đương quy, đỗ trọng…Tây Bắc đang trở thành vùng cung cấp dược liệu chủ yếu cho cả nước.
Dược liệu Tây Bắc: sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) là loài cây thuộc chi nhân sâm (Panax L.), họ ngũ gia bì (Araliaceae) có phân bố hẹp ở Lai Châu. Sâm Lai Châu là loại cây thuốc rất quý hiếm về giá trị nguồn gen cũng như về giá trị sử dụng; được xếp hạng ở mức độ nguy cấp, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở Việt Nam.
Theo những tài liệu đã công bố tại Việt Nam, cây sâm Lai Châu mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Sâm Lai Châu có phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và lân cận (Mường Tè và Tây Sìn Hồ, giáp biên giới với Trung Quốc) và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam Đường với TP.Lai Châu.
Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm. Trong thân rễ sâm Lai Châu có saponin “MR2” chiếm tỷ lệ lớn, đặc trưng có trong sâm Ngọc Linh.
Thành phần có trong Sâm Lai Châu
Củ sâm Lai Châu có thành phần saponin phong phú với 52 loại hoạt chất quý hiếm. Các kết quả định lượng cho thấy hàm lượng saponin toàn phần trong các mẫu sâm Lai Châu đạt khoảng 20%, kết quả định lượng saponin tổng số của sâm Lai Châu và tăng dần khi tăng số tuổi, đồng thời mẫu thu được ở tự nhiên có hàm lượng saponin tổng số (trung bình khoảng 23%) cao hơn mẫu trồng (trung bình khoảng 18,47%).
Công dụng của Sâm Lai Châu
Theo một số tài liệu nghiên cứu, tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
- Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần. Sâm Lai Châu có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng gần giống với tác dụng của nhân sâm.
- Sâm Lai Châu còn giúp tăng nội tiết tố sinh dục, tăng tạo hồng cầu, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp, tăng trí lực, thị lực. Giúp người sử dụng thêm minh mẫn; chống lão hóa, chống oxy hóa, tăng cường dẻo dai, cải thiện sự suy nhược thần kinh.
- Hỗ trợ rất tốt với thuốc chữa ung thư, tăng sức đề kháng phòng các căn bệnh nguy hiểm, giúp người bệnh giảm đau đáng kể trong quá trình điều trị…
- Sâm Lai Châu còn là loại dược liệu Tây Bắc chăm sóc tuyệt vời cho da: Cung cấp độ ẩm, tái tạo tế bào da, loại bỏ da chết, giúp tăng cường lưu thông máu… Được các chuyên gia nghiên cứu và đông y đánh giá là Sâm quý và giá trị hàng đầu thế giới. Phương pháp bảo quản tốt nhất với sâm củ là ngâm trong mật ong để đảm bảo chất lượng.
Dược liệu Tây Bắc:Tam thất
Đặc điểm của tam thất
Tam thất phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, tam thất mọc tự nhiên hoặc được trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai.
Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 – 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 – 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm. Hoa mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây; hoa màu vàng lục nhạt, 5 cánh.
Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu. Hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 – tháng 7, quả chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10. Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó phần rễ củ tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.
Tác dụng của hoa tam thất
Theo y học cổ truyền, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng đó là hạ huyết áp, thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa tai biến, giảm cân, ổn định nhịp tim, lợi sữa,…
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tam thất có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, bảo hộ cơ tim, chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, chống ôxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá. Bảo vệ tế bào não trong điều kiện thiếu máu, chống ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành huyết khối, trấn tĩnh và bảo hộ tế bào thần kinh. Chống viêm, bảo hộ tế bào gan, điều tiết miễn dịch, hạ mỡ máu. Chống phóng xạ và ung thư, kháng khuẩn và vi rút, cải thiện khả năng ghi nhớ và làm cho cơ thể cường tráng.
Dược liệu Tây Bắc: Thất diệp nhất chi hoa
Đặc điểm
Thất diệp nhất chi hoa trong dân gian còn gọi là Cây bảy lá một hoa. Đây là loại cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm có hình dạng rất khác biệt. Cây 7 lá 1 hoa thường được tìm thấy ở các vùng núi cao, dưới các tán rừng rậm.
Cây có thân rễ ngắn, độ dài rễ khoảng 5 – 15 cm, đường kính thân 2.5 – 3.5 cm, thân có rất nhiều đốt, khó bẻ gãy nhưng khi bẻ gãy vết bẻ trông giống như bột, có màu vàng hoặc xám. Thân cây cao khoảng 1 mét, ở phía gốc có nhiều lá bị thoái hóa tạo thành nhiều vảy bao bọc lấy thân cây.
Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cây, cuống hoa dài 15- 30 cm. Hoa có 5 – 10 lá đài, tuy nhiên thường thấy là 7 lá, nên được gọi là cây 7 lá 1 hoa. Lá đài màu xanh, dài 3 – 7 cm, rời từng cái một, lá không rụng. Đây là loại dược liệu Tây Bắc rất được ưa chuộng.
Tác dụng:
Thất diệp nhất chi hoa là loại dược liệu Tây Bắc thường được dùng trong Đông y để thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn hoặc dùng ngoài để đắp lên các nơi sưng đau. Làm giảm cơn ho hen, cầm ho, ức chế hoạt tính tinh trùng, cầm máu, kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn lị, E. coli trực khuẩn, thương hàn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết và não mô cầu.
Bên cạnh đó, thất diệp nhất chi hoa còn có tác dụng phòng chống ung thư, ức chế hoạt động của ung thư cổ tử cung (thí nghiệm trên động vật).
Dược liệu Tây Bắc: Hà thủ ô
Đặc điểm
Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và cả phía Nam.Đây là loại dược liệu Tây Bắc vô cùng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
Tác dụng của hà thủ ô
Hà thủ đô đã sớm được sử dụng để làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Ngoài ra, công dụng của hà thủ ô đỏ còn có điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.
Dược liệu Tây Bắc: Atisô
Atiso có tên khoa học là Cynara cardunculus, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) và du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều ở Lai Châu, Sa Pa(Lào Cai), …
Atiso là cây dược liệu đa dụng. Có thể sử dụng làm dược liệu ở tất cả cá bộ phận của cây. Hoa và cụm lá atisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường, Atiso có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin), ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc.
Lá atisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcohol cùng các flavonoid)
Hiện nay, atiso được chế biến thành dạng cao, rất tiện cho người sử dụng. Lai Châu có vùng nguyên liệu Atiso ở Sìn Hồ, vì thế, khách hàng có thể lựa chọn ở Tây Bắc TV để được mua sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc.
Dược liệu Tây Bắc: đương quy
Đặc điểm
Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống.
Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt. Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Lâm Đồng…
Tác dụng
Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
- Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Tại Tây BắcTV chúng tôi chuyên cung cấp dược liệu Tây Bắc với các nguyên liệu được tuyển chọn kĩ càng, chế biến công phu, chúng tôi cam kết đưa đến tận tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, giá cả hợp lí nhất. Bạn cần mua dược liệu Tây Bắc chuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Tây Bắc.TV, 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0378308666