Hồ Thác Bà – Hạ Long trên núi: Nơi vẻ đẹp tiềm ẩn.| Tây Bắc TV

Hồ Thác Bà của Yên Bái được du khách ưu ái gọi là “Hạ Long trên núi” – nơi mang vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng núi rừng Tây Bắc. Hôm nay, Tây  Bắc TV sẽ gửi tới bạn một số kinh nghiệm du lịch Hồ Thác Bà nhé!

Đôi nét về Hồ Thác Bà – “Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc.

Hồ Thác Bà như một bức tranh thủy mặc
Hồ Thác Bà như một bức tranh thủy mặc

Hồ Thác Bà thuộc lưu vực của Sông Chảy, phần lớn nằm ở địa phận của huyện Yên Bình và một phần nằm ở huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái. Đây là hồ nước nhân tạo được xây dựng năm 1962, hoàn thành vào năm 1970 để phục vụ để cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Bà.

Tại thời điểm xây dựng, hồ Thác Bà là 01 trong 03 hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam với chiều dài khoảng 80km, chiều rộng của nơi lớn nhất là 30km, hơn 23.400 ha diện tích mặt nước. Hồ nhận nguồn nước chủ yếu từ dòng sông Chảy, ngoài ra chứa nước từ hệ thống các ngòi lớn như Ngòi Cát, Ngòi Hanh… Do đó, tạo nên hệ sinh thái đa dạng nuôi dưỡng những bản làng ven hồ. Hiện nay có khoảng 13 tộc người sinh sống trên các triền núi hoặc ven hồ. Người dân nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ và bản sắc văn hóa độc đáo.

Thời điểm thích hợp du lịch Hồ Thác Bà?

Do diện tích mặt nước lớn, khí hậu ở đây rất dễ chịu, mát mẻ với nhiệt độ luôn thấp hơn từ 1-2 độ C. Mỗi mùa, Hồ Thác Bà lại mang một vẻ đẹp riêng. Tùy vào thời gian của bạn, bạn có thể lên lịch đi khám phá Hồ Thác Bà.

Nếu là người thích lễ hội, bạn có thể lựa chọn đi vào dịp tháng giêng để du lịch tâm linh hoặc tham gia các lễ hội. Hoặc có thể chọn đi du lịch Hồ vào mùa thu, thời tiết và quang cảnh sẽ rất đẹp.

Tuy nhiên, nên tránh đi vào thời gian mưa nhiều. Thời điểm này lượng nước về hồ rất lớn, đôi khi các tuyến du lịch đường thủy có thể tạm dừng.

Cách di chuyển đến Hồ Thác Bà.

Hồ Thác Bà cách Hà Nội khoảng 140km nên cũng không quá xa và vất vả cho các bạn di duyển. Nếu đi phương tiện cá nhân, bạn có thể di chuyển theo Quốc lộ 32 hoặc đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai và xuống nút cắt tại thành phố Yên Bái. Từ đó, di chuyển thêm khoảng 30km là sẽ tới Hồ Thác Bà.

Nếu chọn đi xe khách, bạn có thể xuất phát từ bến xe Mỹ Đình và chọn xe Hà Nội – Yên Bái. Từ thành phố Yên Bái, bạn có thể lựa chọn đi ta xi hoặc xe ôm tới cảng Hương Lý (khoảng 12km), rồi thuê thuyền đi lòng hồ Thác Bà. Hoặc bạn có thể chọn tuyến xe từ Mỹ Đình tới Thác Bà, nhưng hiện nay chỉ có duy nhất một chuyến xe đi tới đây.

Chơi gì khi du lịch Hồ Thác Bà?

Đi thuyền khám phá cảnh đẹp của “Hạ Long trên núi”.

Với chiều dài khoảng 80km, chiều rộng 30km, Hồ Thác Bà có hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều hang động tạo nên một vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và rất độc đáo.

Du ngoạn mặt hồ bằng thuyền, bạn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp nên thơ được tạo nên bởi những hòn đảo lớn nhỏ phủ đầy màu xanh nằm xen kẽ, dày đặc giữa hồ nước xanh ngắt. Đặc biệt, trong ánh nắng vào, giữa nền trời xanh, Hồ Thác Bà hiện lên như một bức tranh thủy mặc.

Bạn cũng có thể ghé sang đền Thác Bà tham quan để tìm hiểu về việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng nơi đây.

Nhà máy thủy điện Thác Bà.

Nhà máy thủy điện Thác Bà - Nhà máy đầu tiên của Việt Nam
Nhà máy thủy điện Thác Bà – Nhà máy đầu tiên của Việt Nam

Bạn hãy ghé thăm Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà – nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện được xây dựng vào năm 1971 ở miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô. Là công trình lịch sử đánh dấu tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, miền Nam vẫn đang kháng chiến chống Mỹ.

Làng văn hóa Ngòi Tu.

Làng văn hóa Ngòi Tu năm bên hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã Vũ Linh của huyện Yên Bình. Với hình thức du lịch cộng đồng, Làng Văn hóa Ngòi Ti là một điểm đến rất thu hút khách du lịch. Đây là nơi sinh sống của người Dao với nhiều nét văn hóa độc đáo với hình ảnh của những mái nhà sàn ba gian truyền thống, những cô gái trong bộ váy áo rực rỡ ngồi dệt vải, đám trẻ con bắn bi, chơi quay, cười đùa ròn rã. Bạn hãy đến và cảm nhận sự bình yên của cuộc sống và con người nơi đây nhé!

Động Thủy Tiên.

Động Thủy Tiên gắn liền với với câu chuyện tình của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên. Bởi vậy mà hang động này được lấy tên là Thủy Tiên Sơn Động.

Động nằm trong lòng núi đá có chiều dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh. Nhũ đá trong hang động được tạo thành bởi những hình thù khác nhau mà theo truyền thuyết nó mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Điểm nổi bật nhất là trong cung điện của công chúa Thủy Tiên là hình ảnh nhũ đá được rủ xuống thành hình cánh tay.

Đền, chùa Thác Ô Đồ.

Tên Đền, Chùa Thác Ông Đồ được xuất phát từ tên của Ông Đồ, người có công dạy chữ nho cho dân bản nơi đây. Khi dân làng bị dịch bệnh tả làm chết rất nhiều người, ông Đồ đã lập đàn tế trời trong 3 ngày trên một tảng đá lớn tại thác nước này, cứu giúp người dân tai qua nạn khỏi nhưng ông đã bị một cơn lũ cuốn đi. Để tưởng nhớ công ơn, nhân dân nơi đây lập đền thờ ông tại thác nước này. Sau đó, một ngôi chùa thờ Phật đã được dân bản lập lên tại đây, hình thành nên cụm di tích là Đền, Chùa Thác Ô Đồ.

Tây Bắc TV chúc bạn sẽ có một hành trình khám phá hồ Thác Bà thật vui vẻ và ý nghĩa.

– An Nhiên –

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *