Lạp sườn gác bếp – thức quà quý của vùng cao Tây Bắc.

Lạp sườn gác bếp Tây Bắc là một trong những món ăn độc đáo của người Thái. Và là thức quà quý của vùng cao Tây Bắc đối với thực khách. Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những công thức chế biến món lạp sườn riêng. Nhưng lạp sườn gác bếp ở Tây Bắc thì luôn có hương vị riêng, độc đáo và rất gần gũi với tự nhiên.

Lạp sườn gác bếp Tây Bắc
Lạp sườn gác bếp Tây Bắc

Lạp sườn gác bếp – Thức quà quý  của vùng cao Tây Bắc đãi khách ngày xuân

Trước đây, lạp sườn chỉ được làm trong ngày tết để thiết đãi khách quý. Và đây cũng là cách đồng bào các dân tộc như Thái, Dao ở vùng cao Tây Bắc bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Đồng thời, làm đa dạng món ăn của gia đình trong ngày tết đến xuân về.

Hiện nay, khi điều kiện sống của người dân được nâng cao thì lạp sườn gác bếp trở thành món ăn thường xuyên có trong bếp của mỗi gia đình.

Với mục đích thương mại hóa ẩm thực Tây Bắc, lạp sườn gác bếp giờ đây còn là thức quà quý, là đặc sản vùng cao Tây Bắc trong hành lí về xuôi của nhiều thực khách. Vì sao lạp sườn gác bếp lại được mọi người ưa thích? Cách làm như thế nào? Cách thưởng thức thế nào cho đúng? Những nội dung sau mà Tây Bắc TV cung cấp  sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lạp sườn gác bếp chuẩn vị chỉ có ở Tây Bắc.

Lạp sườn gác bếp Tây Bắc
Lạp sườn gác bếp Tây Bắc

Nguyên liệu chính để làm lạp sườn Tây Bắc

Thịt lợn đen: Thịt nạc vai là ngon nhất. Giúp lạp sườn không bị khô cứng khi sấy trên bếp xong.

Mỡ lợn: Nên dùng phần mỡ ở vai gáy để có độ giòn khi ăn mà không bị ngấy. Tỉ lệ mỡ – nạc để có món lạp sườn gác bếp ngon là 1/5.

Ruột non của lợn (có thể dùng ruột khô hoặc vỏ collagen cho tiện). Nếu dùng lòng lợn tươi (ruột non) thì công đoạn làm ruột non phải hết sức cẩn thận. Đảm bảo ruột sạch, mỏng và không bị rách. Đừng quên rửa ruột lại bằng rượu pha loãng nhé. Thao tác này giúp cho ruột dai hơn, không bị hôi.

Gia vị gồm: Tỏi, gừng, ớt rừng tươi, tiêu sọ rang giã vỡ, mắc khén rang xay nhỏ, nước mắm, muối trắng, mì chính, rượu trắng. Gia vị hoàn toàn tự nhiên.  Không nên dùng muối màu hay bột điều để lên màu như một số vùng khác.

Cách làm lạp sườn gác bếp đơn giản

Thịt nạc vai, mỡ lợn thái hạt lựu.  Sau đó trộn đều với mắc khén, gừng, tỏi, ớt và các gia vị đã chuẩn bị. Ướp khoảng 2h rồi đem đi nhồi. Muốn mỡ lợn trong thì trước khi trộn với thịt nạc nên ướp mỡ lợn với chút đường. Sau đó, đem phơi nắng khoảng 2h đồng hồ trước khi trộn với thịt nạc và gia vị.

Chế biến lạp sườn Tây Bắc
Chế biến lạp sườn Tây Bắc

Công đoạn nhồi lạp sườn sẽ nhanh và tiện lợi hơn khi dùng máy nhồi, máy ép dùng để làm lạp sườn, xúc xích. Nhồi lạp sườn chặt để bề mặt vỏ căng, tròn. Quá trình nhồi nên dùng tăm nhọn chọc thủng một số vị trí để hơi thoát ra ngoài, khi sấy lạp sườn không bị nhăn nheo bề mặt.

Sau khi hoàn thành sẽ dùng chỉ thực phẩm hoặc dây để thắt đoạn lạp sườn. Thường thắt đoạn từ 10 – 15 cm đối với lạp sườn dài hoặc thắt ngắn thành hình tròn tròn để làm lạp sườn bi.

Để lạp sườn có thể bảo quản được lâu, không bị côn trùng đậu vào thì nên rửa lại bằng rượu pha loãng trước khi phơi.

Lạp sườn làm xong sẽ đem phơi nắng để lên men tự nhiên trước khi gác bếp. Thời gian phơi khoảng 1 – 2 ngày rồi đem treo gác bếp.  Khoảng cách từ mặt than lên đảm bảo lạp sườn không bị ám khói quá nhiều, đủ độ nóng. Sau 12 – 15h bề mặt lạp sườn có màu đỏ thẫm tự nhiên là được. Bạn đã có món lạp sườn gác bếp chuẩn vị Tây Bắc ngon nhớ đời.

Bảo quản lạp sườn gác bếp đảm bảo nhất là bọc kín, bảo quản trong tủ lạnh để giữ được độ tươi của thịt. Nếu không có tủ lạnh, treo gác bếp cũng là cách bảo quản, tuy nhiên, lạp sườn treo gác bếp lâu sẽ bị khô, giảm độ ngọt của thịt.

Cách ăn lạp sườn gác bếp – “thức quà quý của vùng cao Tây Bắc”

Là món dễ ăn nhưng bạn nên giữ một vài bảo bối về cách thưởng thức món quà quý của vùng cao Tây Bắc để bữa cơm gia đình thêm ấm cúng.

Bất kỳ món ăn nào mà ăn không đúng cách sẽ không thể cảm nhận được vị ngon của nó. Vậy làm thế nào để được thưởng thức món lạp sườn gác bếp Tây Bắc đúng cách? Đơn giản thôi. Lạp sườn có thể chiên, xào rau, rang cơm. Nhưng cách thông thường nhất  chiên trên chảo ít dầu hoặc bằng nồi chiên không dầu.  Nướng trên than củi hoặc dùng lò vi sóng để nướng… Miễn sao lạp sườn chín, vỏ vàng giòn là được.

Người ta thường ăn lạp sườn với tương ớt và rau sống (xà lách, rau diếp, rau thơm). Khi cho vào miệng sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của các vị trong vòm họng. Đó là: Vị mát của rau, vị ngọt của thịt, vị chua tự nhiên khi lạp sườn lên men. Cùng vị cay cay của mắc khén, hạt tiêu, ớt rừng. Kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt của tương ớt chin su tan giòn dùm dụm trong miệng thật là sảng khoái. Cả vị thơm thơm của khói bếp quyện trong lạp sườn khiến cho lạp sườn gác bếp Tây Bắc trở nên độc đáo hơn.

Ngày hè, ăn lập sườn chấm tương ớt với bia. Đến Lai Châu ngày đông mà thưởng thức lạp sườn gác bếp thì du khách nên nhâm nhi cùng chén rượu ngô Sùng Phài, bên bếp lửa bập bùng trong hơi sương bảng lảng của miền sơn cước. Chắc chắn sẽ là một kỷ niệm không bao giờ quên.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được thưởng thức đặc sản này nhé! Tây Bắc TV

Châm Võ

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *