Lễ hội của người Giáy được tổ chức hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội của đồng bào nhân dân các dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Giáy
Trong bài viết này mời bạn hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu Lễ hội của người Giáy nhé.
Lễ hội của người Giáy: Lễ hội Háu Đoong – Lai Châu
Lễ hội Háu Đoong được tổ chức vào mùng 6/6 âm lịch hàng năm, là sự kiện văn hóa truyền thống lâu đời, được lưu truyền từ đời này sang đời khác “Hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống dân tộc”. Nơi thờ cúng là ở gốc cây to tại khu rừng cấm thuộc bản Nậm Lỏong 1, là khu rừng chung của các bản; mọi người có trách nhiệm, tự nguyện bảo vệ rừng, bảo vệ đầu nguồn nước, không ai được tự tiện chặt phá rừng.
Lễ hội còn là dịp để địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến du khách về con người và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Giáy vùng Tây Bắc
Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Ở phần lễ gồm lễ khai mạc và lễ cúng rừng tại gốc cây to trong khu rừng cấm thuộc bản Nậm Loỏng I. Trước khi thầy mo làm lễ, ngay từ sáng sớm đại diện các gia đình đến quét dọn địa điểm cúng và mổ lợn, gà làm lễ. Lễ vật cúng rừng là một con lợn từ 20 – 30kg và từ 3 đến 5 con gà.
Lễ cúng rừng của dân tộc Giáy được tổ chức lúc trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đặc biệt, trong lúc cúng rừng, phụ nữ sẽ không được vào khu vực cúng. Sau lễ cúng sẽ tổ chức bữa cơm cộng đồng và thống nhất thời gian cấm bản, mọi người không đi lao động sản xuất từ 2 – 3 ngày.
Lễ hội của người Giáy: Lễ hội Roóng poọc – Sapa Lào Cai
Lễ hội Roóng poọc ở Sapa Lào Cai là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa Pa, Lào Cai. Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Lễ Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng, nếu chương trình vào thời gian này bạn cũng có thể tham gia vào lễ hội thú vị này . Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.
Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Lễ hội của người Giáy: Lễ hội Tú Tỉ
Hàng năm vào ngày 2/2 âm lịch, xã Giáy San Thàng, thành phố Lai Châu diễn ra lễ hội Tú Tỉ – Lễ hội cúng đất, một nét văn hoá truyền thống
Lễ hội Tú Tỉ không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng mà nó đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần người dân tộc Giáy, xã San Thàng, Lai Châu.
Trong lễ “Tú Tỉ”, thầy cúng là cầu nối giữa Nhân dân và thổ địa. Thầy cúng sẽ cúng lần thứ nhất để mời vị thần cai quản vùng đất về. Tiếp theo mọi người sẽ mổ lợn và gà tại nơi hành lễ. Khi thức ăn đã chín, thầy cúng sẽ tiến hành cúng lần hai, mời thần cai quản vùng đất về thụ lễ.Lễ vật dâng lên thần thổ địa tại gốc đa đầu bản gồm: 1 con lợn, 2 con gà khỏe mạnh. Trước ngày lễ chính, các hộ dân trong bản họp, cử 2 hộ gia đình làm chủ trì, lo phần lễ vật cúng. Mỗi gia đình cử một người đàn ông trong gia đình có mặt tại bàn thờ lễ. Phần cúng lễ diễn ra từ 8 – 9h sáng.
Lễ được cúng tại gốc cây to ở đầu bản. Thầy mo sẽ cúng lần thứ nhất để mời vị thần cai quản vùng đất về. Sau khi cúng xong lần một, mọi người sẽ tiến hành mổ lợn và gà tại chỗ, sau đó luộc chín và tiến hành cúng lần hai. Thầy mo thực hiện việc cúng để mời vị thần cai quản vùng đất về nhận lễ vật dâng cúng và để cầu mong cho mùa màng tươi tốt, cầu cho người dân trong bản được mạnh khỏe, vật nuôi sinh sôi nảy nở, không bị dịch bệnh.
Sau phần Lễ là đến phần hội với nhiều trò chơi dân gian, nhiều môn thi độc đáo như: Bắn nỏ, giã bánh dày, kéo co, tó má lẹ, nhảy bao bố, bịt mắt đánh chiêng…
Tây Bắc TV vừa chia sẻ đến bạn các lễ hội của người Giáy, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về đời sống văn hoá của các dân tộc của Việt Nam