Măng rừng khô Tây Bắc gây thương nhớ cho người thưởng thức.

Những đặc sản Tây Bắc đã gây thương nhớ cho biết bao thực khách trong và ngoài nước. Một trong những đặc sản của vùng đất mến yêu này phải kể đến măng rừng khô Tây Bắc.

Hôm nay mời các bạn hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu về măng rừng khô Tây Bắc nhé.

Măng rừng khô tây bắc
Măng rừng khô tây bắc

Măng rừng khô Tây Bắc là gì?

Những cây măng được người dân đào tại rừng, bóc tách vỏ, cắt những chỗ già. Sau đó mang về sửa sạch cho vào nồi luộc chín. Khi măng chín sẽ chuyển sang màu vàng. Chờ măng nguội ta sẽ chế biến cắt hoặc tước nhỏ,  tuỳ vào từng loại măng. Sau cùng là mang đi phơi ngoài trời nắng. Măng khô tự nhiên, màu vàng và thơm đặc trưng thật khó diễn tả.

Măng rừng khô Tây Bắc có những loại nào?

Măng khô không còn xa lạ với bà con vùng Tây Bắc. Như một món quà của thiên nhiên ban tặng người dân. Với những cánh rừng bạt ngàn hun hút, không khó để bắt gặp rừng tre, rừng nứa, rừng vầu…Là loài cây mọc tự nhiên trong rừng sâu, trên núi cao và vườn nhà. Vào mùa đông lạnh giá, đất khô cằn, những cây măng không nhú mọc được. Bà con nơi đây đã phơi khô để có măng dùng quanh năm. Có một số loại măng đặc sản sau:

– Măng nứa khô:

Là loại măng có kích thước nhỏ. Khai thác tại rừng, tách vỏ, mang về rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Khi măng đã chín, chúng ta dùng dao mỏ dọc cây măng, khía nhỏ cho nhanh khô. Khía xong để cho ráo nước tự nhiên hoặ nèn vật nặng vào cho nhanh hết nước. Đem phơi ngoài trời nắng tự nhiên, trên tấm phên liếp hoặc miếng tôn, bạt.

Măng nứa đã khô rất hao, tóp đi nhìn rất nhỏ. Khi chế biến món ăn ta ngâm măng vào nước sôi, măng sẽ từ từ nở ra. Măng mềm và rất ngon. Không sử dụng hoá chất.

– Măng lưỡi lợn:

Là loại măng củ. Quy trình làm cũng như măng nứa. Măng lưỡi lợn có những thớ thịt măng dày, có màu vàng nhạt và đường vân tỉ mỉ. Do thái dày nên măng lưỡi lơn phơi lâu khô nhất. Măng nấu canh xương thì thật hấp dẫn, măng mềm, giòn sần sật.

Rất giàu chất xơ nên măng lưỡi lợn luôn là lựa chọn của những bà nội trợ.

Được phơi dưới nắng tự nhiên, măng thơm và vàng óng.

– Măng bẹ:

Là loại măng to nhất trong các loại măng, Sau khi đào ở rừng về, cắt bỏ phần già, sửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Bổ măng đem phơi dưới trời nắng, măng khô tự nhiên. Được làm thủ công. Không chất bảo quản.

– Măng khô xé sợi (hay còn gọi là măng rối):

Để làm ra những kg măng khô xé sợi mất nhiều thời gian hơn làm măng nứa hay băng bẹ. Sơ chế như cách làm các loại măng phơi khô khác. Trong quá trình luộc măng chính là để giúp loại bỏ hết chất độc có trong măng. Măng khi đã luộc chín, chúng ta dùng tay hoặc dao nhỏ xé măng ra thành từng sợi rồi mới đem phơi. Măng được xé nhỏ nên nhanh khô hơn măng nứa, măng bẹ. Măng xé sợi khô có màu vàng, thơm của nắng.

Một số món ăn được chế biến từ măng khô Tây Bắc.

Người dân vùng Tây Bắc khá sáng tạo. Bằng nguyên liệu chính là măng khô, bà con đã chế ra những món ăn từ măng khá ấn tượng với các du khách như:

– Măng khô xào miến cùng lòng gà, nấm hương.

– Măng hầm chân giò

– Canh xương nấu măng khô

– Canh cá nấu măng khô.

– Vịt nấu măng sợi khô.

– Canh măng khô hầm sườn heo.

– Thịt lợn kho măng khô

– Cá nục kho măng khô.

Tôi vừa giới thiệu với bạn về đặc sản măng rừng khô Tây Bắc. Bạn đã thấy đủ hấp dẫn chưa? Bạn còn chần chừ gì nữa, đang vào mùa măng phơi khô, nhấc diện thoại lên và gọi cho chúng tôi nhé!

Phạm Đào

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *