Ngải tím là gì? Ngải tím có phải ngải cứu tím tím hay không. Cả hai loại cây xuất hiện nhiều ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay lầm tưởng ngải tím và ngải cứu tím là một. Bài viết hôm nay Tây Bắc TV xin gửi tới quý bạn công dụng của ngải tím, công dụng của ngải cứu tím và phân biệt giữa ngải tím, ngải cứu tím.
Ngải tím là cây gì?
Ngải tím hay còn gọi với những tên gọi khác như là: cây Nghệ đen, nga truật, nga mậu, thuật dược, bồng truật, tam nại. Đây là cây thuộc họ Gừng
Tên khoa học là: Rhizoma Zedoaria. Cây ngải tím nghe tên gọi thì dễ bị nhầm lẫn với cây ngải cứu tía hay ngải cứu tím, nhìn hình dạng thì lại dễ nhầm với cây nghệ.
Đặc điểm thực vật
Ngải tím thuộc dạng cây thân thảo, cây ngải tím có chiều cao từ 80 – 150cm. Thân rễ mang dạng hình nón, có phần củ tỏa ra nhiều nhánh theo hình chân vịt, bên ngoài củ vàng nhạt càng già càng đen lại, ruột đặc màu tím, củ có khía dọc.
Chúng ta có thể bắt gặp loại cây này ở những vùng có độ cao trên 100m, ngải tím thường mọc hoang dưới những tán lá rừng, triền đồi. Đặc biệt ưa thích khí hậu nhiệt đới với nơi có lượng mưa phân bố vừa phải.
Có hai loại ngải tím thường gặp là ngải tím đỏ và ngải tím xanh phân biệt do đặc điểm thân lá. Thường thân màu hồng nhạt, các lá mọc khít nhau.
Đây là một loại thực vật gần như chỉ tìm thấy ở Việt Nam ( cây đặc hữu). Cây khá dễ trồng, dễ chăm, ít sâu bệnh.
Cần tránh nhầm lẫn cây ngải tím với cây Nghệ trắng (tên khoa học: Curcuma Aromatica salisb) về hình dạng, về tên gọi cần tránh nhầm với rau ngải cứu tím, cây ngải cứu tím (hay ngải cứu tía).
Thành phần hóa học
Trong loại cây dược liệu này có chứa Isocurcurmenole, , Curzerenone, Germacrone, CurcurmenolePinene, Borneol, , Curdione, Turmerone, Isoborneol, Difurocumenone, 3.5% các chất nhầy và nhựa, từ 1 – 1.5% tinh dầu,…
Tính vị
Vị đắng, cay, tính ấm. Có vài tài liệu trong đông y ghi là ngải tím tính ôn.
Quy kinh
Can, Tỳ và Phế.
Tác dụng dược lý của cây ngải tím
Một số tác dụng thông thường theo các tài liệu Đông Y:
- Phá khí bĩ, hành khí, chỉ thống, năng trục thủy, trị “trần hà tích tụ”.
- Chủ trị: Ngải tím chủ trị một số bệnh về tim, tỳ, ứ kinh, ứ huyết, sưng đau khu vực bụng trên, trưng hà,…
Một số tác dụng theo nghiên cứu khoa học:
- Dầu chiết xuất từ cây ngải tím có tác dụng nhất định trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư gan.
- Nước sắc ngải tím có khả năng kháng khuẩn mạnh, ngừa thai, kiện vị, trên thỏ thực nghiệm nước sắc này còn có thể tăng hấp thu máu.
- Phòng ngừa cũng như hỗ trọ trong điều trị các loại bệnh ung thư
- Tăng cường khả năng cho hệ miễn dịch
- Chống viêm nhiễm và kháng khuẩn cực tốt.
- Điều hòa việc vận hành các chức năng cơ thể
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
- Công dụng tuyệt diệu nhất là khả năng khử độc, tiêu mủ, trị thương và tái tạo da non. Bên cạnh đó người vùng cao còn dùng ngải tím tươi để trị máu vón cục, chảy máu dạ con.
Cách dùng – liều lượng
Có thể dùng tươi hoặc bằng cách sắc uống hay tán bột hoặc làm thành viên hoàn đều được. Liều dùng tham khảo: mỗi lần dùng chỉ 3 – 9g.
Những lưu ý khi sử dụng
Ngải tím như đã nói ở trên là một loại dược liệu hoạt huyết cũng như phá huyết mạnh. Vì vậy khi dùng loại này chữa bệnh, hãy thật sự cẩn trọng và lưu ý khi dùng như sau:
Tuyệt đối không nên dùng cho người có thai. Những người có thể trạng yếu, thiếu máu cũng không nên dùng. Nếu nhất định phải sử dụng loại cây này cần dùng kết hợp thêm cả nhân sâm, bạch truật.
Điều thứ hai cần lưu ý loại này nên dùng tươi sẽ tốt hơn. Trong quá trình sử dụng loại cây này để chữa bệnh, cần kiêng những thức ăn sinh mủ như trứng, rau muống…
Ngải tím do có công năng hoạt huyết cho nên khi dùng sẽ gây ra chậm đông máu. Vì vậy nếu đang dùng thuốc chống đông máu hay sắp phẫu thuật thì tuyệt đối không dùng. Nếu lỡ dùng cần thông báo ngay với bác sĩ.
Người bị rong kinh tuyệt đối tránh dùng .
Dùng quá liều khuyến nghị của ngải tím gây ra thiếu sắt, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa,.
Nếu dùng ngải tím để giảm đau, kết hợp thêm cùng giấm để tăng tác dụng.
Một lưu ý quan trọng là luôn tham khỏa ý kiến bác sĩ khi cần dùng bất cứ loại dược liệu nào.
Phân biệt ngải tím và ngải cứu tím
Ngải cứu tím hay thường được gọi là ngải cứu tía là một loại của cây ngải cứu thông thường ta hay gặp. Có ngải cứu tím và ngải cứu trắng. Cả hai loại ngải cứu này đều tốt cho sức khỏe chúng ta và hay được dùng như một loại rau. Ngải cứu tím ít đắng hơn nên dùng nấu canh trứng, nấu canh cá rất ngon. Không đắng như ngải cứu trắng, khi nấu lên ngải cứu tía ăn hơi giống vị rau cải nấu cá.
Ngải cứu tím thân nhỏ, gầy màu tía bắt mắt. Loại ngải cứu tím ít dùng trong nấu ăn mà chủ yếu dùng làm dược liệu. Cây dễ trồng và đẻ nhánh rất nhanh nên dễ chăm sóc, nắng suất cao.
Ngải cứu tím xuất hiện nhiều nên rất quen thuộc trong các bài thuốc đông y. Ngải cứu tím còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu.
Cây ngải cứu tím trung bình cao 0.4 – 1m, trong lá ngải cứu tím cũng có tinh dầu. Cây mọc dại khá nhiều tại vùng Tây Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái…và phân bố rộng ở các vùng núi khác.
Cây ngải cứu tím thân thảo, thuộc họ cúc, sống lâu năm, lá cây thường mọc so le.Ngải cứu tím cũng có rất nhiều tác dụng như:
Ngăn ngừa ung thư, Điều trị đau khớp, mỏi khớp, giảm đau, giảm viêm.
Giảm đau bụng kinh: nhờ chất moxibnance nên giảm đau bụng kinh cũng như điều hòa kinh nguyệt.
Điều trị sốt rét: nhờ có thành phần Artemisinin có khả năng tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây sốt rét.
Ngoài ra ngải cứu tím còn an thần, lợi mật, cầm máu, có thể kháng khuẩn,… trị đi ngoài ra máu, tiêu chảy, táo bón ,chống đầy hơi và chướng bụng,..
Những tác dụng của ngải tím cũng như cách phân biệt loại cây này với ngải cứu tím mà Tây Bắc Tv cung cấp qua bài viết hi vọng mang lại nhiều hữu ích cho các bạn. Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách nhấn vào link cửa hàng để tham khảo, tìm hiểu thêm về các laoij dược liệu, đặc sản Tây Bắc chất lượng cũng như đọc thêm những bài viết hữu ích khác bạn nhé.
Tây Bắc TV luôn hân hạnh phục vụ. Link cửa hàng: Cửa hàng Tây Bắc TV
Liên hệ ngay:
Tây Bắc TV
Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0378308666
– Quyên Hoàng