Những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc. | Tây Bắc TV
Những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc – Nơi miền đất biên viễn của tổ quốc trong những ngày xuân về cũng trở nên rộn ràng và ấm áp hơn bao giờ hết. Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ; cuộc sống bình dị của biết bao cuộc đời thì du khách còn rất hứng thú khi khám phá “Những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc”.
Tây Bắc được biết đến là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như: Dao, Thái, Mông, Kinh, Hà Nhì, Mường, Lào…. Vì thế, mỗi một dân tộc lại có nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống cũng như phong tục tết. Hãy cùng Tây Bắc TV khám phá “Những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc” trong những ngày xuân yêu thương đang ngập tràn trên khắp mọi miền nhé!
1. Tục xem bói – Hình thức xem bói đặc biệt trong phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc.
Xem bói là một nhánh của huyền học. Vậy huyền học là gì? Huyền học hay còn gọi là huyền bí học, là tên gọi chung của môn khoa học huyền bí như: Tử vi, Kinh dịch, Thần số học, phong thủy… Những vấn đề mà huyền học thường quan tâm là những vấn đề tâm linh của sự vật hiện tượng trong tự nhiên mà cốt lõi là sự vận hành của Vũ trụ. Vì vậy, xem bói cũng là cách đồng bào các dân tộc muốn dự đoán được tương lai một một sự việc liên quan đến cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có cách xem bói khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 2 tục xem bói kỳ lạ ở Tây Bắc là: xem bói bằng gan lợn của người Hà Nhì và xem bói bằng chân gà của người Mông.
1.1. Xem bói bằng gan lợn của người Hà Nhì.
Người Hà Nhì sinh sống tập trung tại các tỉnh Tây Bắc như: Lai Châu (13.752 người, chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt Nam), Lào Cai (4.026 người), Điện Biên (3.786 người).
Tết cổ truyền của người Hà Nhì còn có tên gọi khác Hồ Sự Chày. Người Hà Nhì ở Tây Bắc không ấn định ngày ăn tết cụ thể, nhất định như người Kinh ăn tết Nguyên Đán. Thời gian người Hà Nhì ăn tết là do các già làng, trưởng bản quyết định dựa trên sự quan sát của họ về mọi mặt đời sống của bà con. Cũng như nhiều dân tộc thiếu số khác, người Hà Nhì ăn tết khi mùa vụ đã xong. Thường thì họ ăn tết vào khoảng thời gian tháng 10 âm lịch.
Ngày tết, họ sẽ mổ những con lợn to nhất trong chuồng để đón xuân. Lợn mổ từ canh ba vì họ tin rằng mổ lợn sớm, chọc tiết lợn một lần mà được thì năm mới sẽ phát tài, phát lộc. Lợn môt xong, những già làng, trưởng bản hoặc là người có uy tín với đồng bào sẽ xem bói bằng gan lợn. Có lẽ, đây là phong tục tết kỳ là ở Tây Bắc mà nhiều người sẽ ngạc nhiên.
Theo quan niệm của người Hà Nhì, nếu gan lợn tươi, đẹp, mật lợn căng bóng thì năm đó việc chăn nuôi sẽ thuận lợi, gia đình thuận hòa, êm ấm. Cách xem bói thú vị, góp phần làm nên sự đa dạng cho những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc.
1.2. Xem bói bằng chân gà của người Mông.
Xem bới bằng chân gà là một môn khoa học cũng có nguồn gốc từ Kinh dịch. Vì thế, đồng bào dân tộc Mông có niềm tin mãnh liệt vào xem bói bắng chân gà. Họ cho rằng, nếu khi mổ gà, lấy chân gà, luộc chân gà đúng cách thì chân gà sẽ phản ánh chính xác những điều gia chủ sẽ gặp trong năm mới. Có thể biết được điều nghịch – thuận trong cuộc đời của con người.
Muốn xem được chân gà thì khi mổ phải cắt chân gà rất cẩn thận, tránh việc ảnh hưởng đến các gân là biến dạng chân khi luộc chín. Đó cũng là lí do vì sao, chân gà xem bói phải được luộc riêng. Không phải ai cũng xem được chân gà. Người xem bói được bằng chân gà phải là người có uy tín, hiểu về văn hóa của dân tộc mình.
Với nhiều người chưa hiểu về Kinh dịch, về văn hóa của đồng bào dân tộc Mông thì xem bói bằng chân gà cũng được coi là một trong số những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc.
2. Lễ, Tết của người Lự – Phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc.
Người Lự được công nhận là một trong số các dân tộc thiểu số ở nước ta. Họ cư trú chủ yếu ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một số người đã di cư vào tỉnh Lâm Đồng. Trong văn hóa truyền thống của người Lự, cũng có những phong tục tết đặc biệt, tiêu biểu góp phần làm nên những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc. Trong số đó, phải kể đến lễ cúng hồn trâu.
Người Lự có lễ cúng hồn trâu – “Mo khoăn khoai”. Đây là ngày lễ lớn sau khi đã thu hoạch xong mùa vụ. Mục đích của lễ cúng hồn trâu là để tạ ơn các đấng siêu nhiên, tổ tiên đã phù hộ cho một vụ mùa bội thu và mong các vụ sau sẽ thuận lợi.
Lễ “cúng hồn trâu” thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng rãi, gần bản, có sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản. Đầu giờ sáng ngày lễ chính, mỗi gia đình sẽ đưa một con trâu to lớn, khỏe mạnh đến dự buổi lễ. Nghi lễ cúng hồn trâu cũng được thầy mo tổ chức rất trang trọng. Nhằm cầu mong đàn trâu của bản được khỏe mạnh để phục vụ mùa màng, hỗ trợ bà con sức cày kéo trong vụ sau.
3. Tục bắt vợ của người Mông – Phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc – nét đẹp truyền thống cần gìn giữ.
Người Mông ăn tết khi mùa vụ đã xong, nhà nhà làm lễ ăn cơm mới thì ngày tết cũng bắt đầu. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã đến các bản làng xa xôi nhất – nơi người Mông sinh sống. Vì thế, họ đã lựa chọn ăn tết cùng thời điểm với tết Nguyên Đán của dân tộc. Trong văn hóa của người Mông cũng có những phong tục tết rất đặc biệt, tiêu biểu cho những phong tục tết kỳ lạ ở Tây Bắc.
Ngày xuân, trên các rẻo cao, các chàng trai dân tộc Mông thổi khèn, thổi sao để tìm bạn. Những đôi trai gái yêu nhau họ sẽ hò hẹn đến một ngày xuân ấm áp, chàng trai sẽ rủ bạn bè đến “bắt” cô gái về làm vợ. Trong văn hóa truyền thống của người Mông, tục “bắt vợ” có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Người con gái được “bắt” về làm vợ sẽ la khóc để có người nhà đến giữ chân. Theo họ, nếu cô gái la khóc càng nhiều thì cô gái ấy sẽ hạnh phúc vì tìm đúng người mình yêu. Khi cô gái được “bắt” về, nhà trai sec làm lễ cúng ma, 3 ngày sau mới đến để thông báo và xin cưới ở nhà gái.
Phong tục đẹp là vậy, nhưng vẫn có một số chàng trai lợi dụng tập tục này để đi “bắt” người con gái mình thích, mình yêu. Đối với cô gái mà nói, phải làm vợ người đàn ông mình không yêu thì sẽ rất bất hạnh. Vì thế, bạn trẻ cần có ý thức gìn giữ nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc mình. Tranh biến tướng để nó trở thành hủ tục lạc hậu.