Nếu đến Hải Dương, bạn hãy dành thời gian tham quan quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương nhé! Đây là quần thể di tích cấp quốc gia của tỉnh Hải Dương. Vì thế, khi đến đây, không những bạn được tận hương không gian thiên nhiên yên tĩnh mà còn có cơ hội trải nghiệm ở các địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Hãy cùng Tây Bắc TV khám phá nhé!

Giới thiệu về quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương 

Nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, với cảnh quan thiên tạo kỳ thú, quần thể di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương thuộc thị xã Kinh Môn được biết đến với những giá trị hiếm có về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương là di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Cao An Phụ

Đền Cao An Phụ là điểm nhấn trong quần thể di tích An Phụ – Lính Chủ – Nhẫm Dương. Đền còn có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ (có độ cao 246 m). Đây là dãy núi thấp nằm hoàn toàn trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Chiều dài của núi An Phụ khoảng 17 km, chạy hướng tây bắc – đông nam song song với sông Kinh Thầy.

 

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương

Ngôi đền này thờ An Sinh Vương Trần Liễu.

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột của Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tông (vị vua đầu tiên của nhà Trần). Năm 1237, triều đình cắt đất An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Trần Liễu làm thái ấp và lấy tên đất phong vương cho ông là An Sinh Vương. Trần Liễu mất vào ngày 1 tháng 4 năm 1251.

Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, từ đó ngày 1 tháng 4 Âm lịch hàng năm trở thành ngày hội đền Cao An Phụ, nhân dân khắp nơi về làm lễ dâng hương tri ân công đức.

Trong khuôn viên đền Cao An Phụ còn có chùa Tường Vân thờ Phật và Phật hoàng Trần Nhân Tông – người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Thấp hơn đền An Phụ chừng 50m và cách khoảng 300m ra phía trước là tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bằng đá cao gần 13m đứng tay tì đốc gươm, tay cầm cuốn thư, mắt hướng ra nơi biên ải phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Khu vực tượng đài còn có bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m, gồm 265 viên ghép lại, mô tả cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân và dân Đại Việt do những nghệ nhân gốm sứ ở làng Cậy, huyện Bình Giang (Hải Dương) tham gia chế tác.

Động Kính Chủ

Động Kính Chủ, từ xưa đã được xếp vào một trong sáu động đẹp của trời Nam. Động Kính Chủ nằm ở dãy núi đá vôi Dương Nham (xã Phạm Mệnh) sừng sững những ngọn đá hình mũi mác. Động nằm ở sườn nam núi, qua 36 bậc đá mở ra hoăm hoẳm với 3 cửa hang lớn. Không gian động phơi bày những thạch nhũ được thiên tạo sắp đặt kỳ thú. Với cảnh thiên nhiên như cõi cực lạc, động được người xưa tạo thành chùa thờ Phật. Ở bên trái động có bốn chữ lớn “Vân Thạch thư thất” (Nhà sách Vân Thạch) là nơi đọc sách của Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mạnh, một vị quan nổi danh thời Trần.

Ở Kính Chủ còn có nhiều hang động độc đáo như hang Vang, hang Luồn, hang Tiên Sư… với những câu chuyện huyền sử bất tận. Kính Chủ còn hấp dẫn bởi hơn 40 văn bia Ma Nhai độc nhất vô nhị được tạc vào vách đá. Đáng chú ý là tấm bia hình chữ nhật nằm ngang trên nóc động khắc thơ của vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497), chủ súy hội Tao Đàn khi ông đến thăm nơi này.

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
Động Kính Chủ

Nhẫm Dương

Nhẫm Dương (xã Duy Tân) là nơi thắng tích núi non kỳ vĩ với hàng chục hang động: động Thánh Hóa, động Tĩnh Niệm, hang Chiêng, hang Trống, hang Tối… Các hang động này lưu giữ những hiện vật của thời tiền sử thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương
Di tích Nhẫm Dương

Tại động Thánh Hóa sau chùa, năm 2000 người ta đã tìm thấy nhiều xương voi, tê giác, khỉ, lợn rừng, đặc biệt là xương vượn người… hóa thạch, tổng cộng 17 loài động vật thuộc kỷ Đệ tứ, cách chúng ta 3-5 vạn năm. Ngoài ra còn phát hiện nhiều xương người dính vào thành động đã bị thạch nhũ bám kín thuộc về thời kỳ tiền sử cách chúng ta hàng vạn năm.

Nơi đây còn có ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Trần (1225 – 1400), là chốn tổ thiền phái Tào Động, từng góp phần chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Chùa còn bảo lưu được 2 tháp đá thời Lê chứa xá lỵ đệ nhất tổ thiền sư Thủy Nguyệt và đệ nhị tổ Tông Diễn.

Giá trị của quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương

Có thể khẳng định, hình thành và phát triển trong không gian văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ, quần thể An Phụ -Kính Chủ – Nhẫm Dương là đại diện cho giá trị lịch sử, văn hóa, danh thắng điển hình vùng Đông Bắc.

Nó là căn cứ quân sự hiểm yếu, cầu nối kinh tế, văn hóa, chính trị giữa kinh đô Thăng Long với biển Đông và các quốc gia lân bang. Nó là vùng đất địa linh gắn với tên tuổi các bậc vua chúa, văn nhân, danh sĩ như An Sinh Vương Trần Liễu, vua Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Quốc Dụng, Vũ Cán, tổ Thủy Nguyệt phái Tào Động, Đốc Tít…

Nơi đây cũng gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc như chống quân xâm lược Nguyên Mông (thời Trần), chống quân Minh (thời Lê), 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ…

> Xem thêm: Tham quan chùa Bà Đanh ở Hà Nam

Tham quan chùa Bà Đanh ở Hà Nam

 

Kết luận

Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương còn là một trong những di tích tôn giáo, tín ngưỡng điển hình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cả 3 di tích đều chứa đựng những cơ sở Phật giáo nổi bật như chùa Tường Vân (An Phụ), chùa Dương Nham (Kính Chủ), chùa Nhẫm Dương, thuộc dòng thiền Trúc Lâm và dòng thiền Tào Động. Đây là các dòng Phật giáo thuần Việt đã góp phần không nhỏ vào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Quần thể An Phụ –  Kính Chủ – Nhẫm Dương cùng với Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh), Yên Tử, khu di tích nhà Trần (Quảng Ninh), tạo  nên một không gian văn hóa Phật giáo linh thiêng, đặc sắc ở vùng Đông Bắc.

690,000 1,800,000 
-17%
399,000 990,000 
-10%
450,000 900,000 

Thực Phẩm Bổ Sung

CAO CÀ GAI LEO THẢO DƯỢC 100g

399,000 999,000 

Nông Sản - Đặc Sản Tây Bắc

THỊT TRÂU GÁC BẾP TÂY BẮC

345,000 990,000 

 

Rate this post