Sâm đương quy và những công dụng bất ngờ.

Công dụng bất ngờ của sâm đương quy đối với sức khỏe của con người đã được Đông y và Tây y ghi nhận. Đó là lí do vì sao, đương quy còn được mệnh danh là “nhân sâm của phái nữ”.

Hiểu biết chung về sâm đương quy.

Đương quy được trồng ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Có tên khoa học là Angelica sinensis. Ngoài ra, Đương quy còn được gọi là Tần quy, Vân quy hay Bạch chỉ Trung quốc. Ở Việt Nam, Đương quy phù hợp với những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…

Ở Lai Châu, Đương quy là một trong số những cây thuốc nằm trong dự án phát triển vùng dược liệu của tỉnh và cả nước. Được trồng nhiều ở một số xã của  Sìn Hồ và Tam Đường. Giống Đương quy được trồng ở Lai Châu cũng khác một số vùng. Thân củ không to, rễ nhiều. Như người dân ở cao nguyên Sìn Hồ chia sẻ: giống Đương quy Nhật nên không to như sâm quy của Trung Quốc”. Tuy chưa có khẳng định về dược tính của hai loại này có khác nhau không nhưng về vị thì Đương quy trồng ở Lai Châu thơm hơn, mùi hắc hơn.

Đương quy là loại cây thân thảo, có cấu tạo 3 phần: quy đầu (phần trên cùng), quy thân (phần ở giữa) và quy vĩ (phần rễ). Mỗi phần lại có một tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của con người.

Đương quy có 3 vị: ngọt, đắng và cay. Trong đó vị ngọt là chủ đạo. Là loại thảo dược có tính ấm nên người thiếu máu sử dụng rất tốt.

Trong sâm Đương quy có rất nhiều các chất vitamin (B12), các hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng tinh dầu trong rễ lớn, chiếm 0,26% đã tạo dược tính cao cho loại cây này.

Công dụng bất ngờ của sâm đương quy.

Công dụng tuyệt vời của sâm đương quy đều được ý học cổ truyền và y học hiện đại ghi nhận.

Theo y học cổ truyền, đương quy có rất nhiều tác dụng như: làm đẹp, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, điều trị bệnh ngoài da…Mỗi loại bệnh, đều có cách “chủ trị” bằng đương quy khác nhau. Sau đây là các công dụng của đương quy.

Còn y học hiện đại cho rằng đương quy có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, giảm đau, an thần, kháng khuẩn, chống hình thành cục máu đông…

Công dụng của sâm đương quy trong việc chăm sóc da.

Phần rễ đương quy (quy vĩ) có hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Giúp da sản sinh ra tế bào mới, giảm tình trạng khô da. Da được nuôi dưỡng sẽ trắng đẹp hồng hào.

Dùng sâm đương quy kết hợp với bạch chỉ, hạnh nhân, bạch cập , hoài sơn và tinh dầu hoa hồng. Tán thành bột mịn dùng làm mặt nạ dưỡng da, giúp tái tạo làm da căng bóng, trẻ, khỏe. Công thức này phù hợp các loại da, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm cũng có thể dùng được.

Nâng cao sức khỏe, tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ

Nếu cơ thể bị suy nhược thì dùng đương quy với bạch thược, thục địa, xuyên khung sắc nước uống.

Phụ nữ sau sinh sức khỏe không tốt. Có thể dùng đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung, gừng khô, đậu đen sao, trạch lan, ngưu tất, ích mẫu thảo và bồ hoàn để sắc nước uống. Sức khỏe sẽ nhanh phục hồi.

Phụ nữ bị băng huyết thì dùng đương quy, xuyên khung và rượu trắng để sắc uống.

Phụ nữ hiếm muộn nên dùng đương quy, bạch giao, địa hoàng, thược dược, tục đoạn, đỗ trọng sắc uống theo thanhg hàng ngày.

Đau bụng khi mang thai thì dùng đương quy với thược dược, bạch truật, phục linh, trạch tả, xuyên khung. Nghiền nịn thàng dạng bột để uống cùng nước, rượu.

Trong đương quy có nhiều hoạt chất giúp hoạt huyết, bổ huyết, chỉ huyết vì thế dùng đương quy sẽ giúp phòng chống được đột quỵ (tai biến mạch mãu não).

Công dụng tuyệt vời của sâm đương quy trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, các bệnh về xương khớp: dùng đương quy, ngưu tất, nghệ sắc uống để viêm khớp, đau nhức vai gáy.

Do có tác dụng giảm đam, kháng khuẩn nên đương quy được dùng để hỗ trợ điều các bệnh ngoài da như mụn nhọt, vết thương có mủ; đau do chấn thương ứ huyết, tê bì tay chân.

Ngoài ra, đương quy còn giúp sáng mắt, mắt không bị thâm quầng.

Tuy đương quy là cây thuốc tốt nhưng nếu dùng chữa bệnh thì không nên tùy tiện, cần phải thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Sản phẩm đương quy.

Đương quy tươi.

Do có vùng nguyên liệu nên Tây Bắc TV luôn sẵn đương quy tươi tại vườn. Sâm quy tươi có nhiều giá trị dinh dưỡng do chưa qua quy trình chế biến nên các dược tính sẵn có đều có thể giữ được.

Sâm đương quy tươi có thể ngâm rượu, ngâm với mật ong để điều trị bệnh về tiêu hóa và xương khớp.

Đương quy khô.

Sản phẩm đương quy khô rất phổ biến. Bởi dễ sử dụng, dễ bảo quản. Sâm khô đã được xử lí vệ sinh trước khi phơi khô và thành phẩm. Vì thế, khách hàng rất tiện khi dùng.

Giá bán sâm đương quy.

Sâm đương quy tươi khoảng từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng tùy loại củ to nhỏ.

Sâm đương quy khô có giá dao động từ 150.000 đến 300.000 tùy loại

Châm Võ

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *