Tác dụng phụ của cây cà gai leo mà bạn nên biết. Bởi dù là bài thuốc quý nhưng nếu sử dụng thời gian dài chắc chắn sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. 

Cây cà gai leo

Có rất nhiều người sử dụng cây cà gai leo vì những tác dụng của nó đối với lá gan của con người. Tuy nhiên, sử dụng tròng thời gian dài, chúng tôi khuyến khích bạn nên biết về tác dụng phù của cây cà gai leo. Trước hết chúng ta cần phân biệt được chính xác cây cà gai leo. Tránh nhầm lẫn với các loại cây cà gai rừng.

Đặc điểm

Cây cà gai leo thuộc nhóm cây leo nhỡ. Thân chia thành nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60 cm  – 100 cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, chúng mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài. Phía dưới gốc lá hình lưỡi rìu hoặc hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám ( ngứa). Bề mặt trên của lá có nhiều gai. Có lẽ vì thế mà người ta gọi lài cây cà gai leo.

Vậy tác dụng phụ của cây cà gai leo là gì?

Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?
Cây cà gai leo

Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và ra trái (quả) vào tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Quả cà gai leo cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu. Đường kính của quả dao động từ 7mm – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước của hạt từ 3mm x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.

Phân loại

Có một số loại cà gai leo như sau: cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Cây cà gai leo hoa trắng có dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.

Như vậy, chỉ loại cây cà gai leo hoa trắng mới sử dụng để làm thuốc. Tuy là bài thuốc nhưng tác dụng phụ của cây cà gai leo là gì?

Tác dụng của cây cà gai leo

Chữa viêm gan, xơ gan, giải độc gan

Các hoạt chất có trong cây cà gai leo, đặc biệt là glycoalcaloid có khả năng làm giảm nồng độ vi rút viêm gan trong máu người bệnh và giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của xơ gan hiệu quả.

Ngoài ra, cây cà gai leo còn giúp kích thích sự hồi phục tế bào gan, chống viêm và hạ men gan rất tốt.

Theo Y học cổ truyền ghi nhận thì cây cà gai leo có tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng gan.

Còn Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng mính trong cây cà gai leo có những hoạt chất rất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Dịch chiết từ cây cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…

Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.

Cây cà gai leo giúp kích thích quá trình tái sinh tế ở bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.

Chữa hen suyễn

Trong dân gian, có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn và dị ứng. Trong đó, có cây cà gai leo.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà gai leo giúp ổn định tế bào mast – tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.

Chữa phong thấp, sâu răng, đau nhức xương khớp

Cây cà gai leo còn có tác dụng chữa phong thấp rất tốt. Thành phần hóa học chính có alkaloid, tinh bột, flavonoid có trong rễ và dây giúp trị phong thấp, sâu răng, đau nhức gân xương hiệu quả.

Nhờ những hoạt chất trong cây cà gai leo giúp loại thảo dược này có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.

Bên cạnh đó, cây cà gai leo còn có tác dụng chữa hoa gà và rắn cắn. Bạn có thể thao khảo bài viết tại đây để hiểu hơn về công dụng của cây cà gai leo.

Với nhiều công dụng như vậy thì tác dụng phụ của cây cà gai leo là gì?

Tác dụng phụ của cây cà gai leo

Dù là bài thuốc quý nhưng tác dụng phụ của cây cà gai leo cũng rất nguy hiểm. Sau đây là những trường hợp cần lưu ý:

Phụ nữ đang mang thai

Trong cây cà gai leo có chứa những hoạt chất có thể kìm hãm quá trình phát triển của thai nhi.

Đó là lí do vì sao những người đang mang thai, nhất là với thai kỳ dưới 3 tháng thì tuyệt đối không được sử dụng nước của cây cà gai leo.

Tác dụng phụ của cây cà gai leo
Tác dụng phụ của cây cà gai leo

Tác dụng phụ của cây cà gai lèo với gười mắc bệnh thận

Một số hoạt chất ở cây cà gai leo có tác dụng thải độc gan khá tốt. Nhưng điều này lại gây nên những áp lực cho thận.

Vì thế, những người đang bị các bệnh lý như thận hư hay thận yếu thì cần quan tâm nhiều hơn đến việc dùng cây cà gai leo thường xuyên, bỏi nó có thể khiến cho quá trình lọc máu bị ảnh hưởng.

Nếu dùng lâu dài, có thể sỏi thận sẽ hình thành và làm cản trở quá trình bài tiết, đồng thời gây nên sự đau đớn đối với người bệnh. Vì vậy, đây là tác dụng phụ của cây cà gai leo mà nhất định bạn cần lưu ý.

Tác dụng phụ của cây cà gai leo
Tác dụng phụ của cây cà gai leo với người mắc bệnh thận

Người đang được điều trị đặc biệt

Gồm:

  • Trường hợp bệnh nhân đang được áp dụng phác đồ điều trị đặc biệt
  • Những người có sức khỏe yếu hoặc bệnh đang ở giai đoạn nặng

Nếu muốn sử dụng cây cà gai leo thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi tác dụng phụ của cây cà gai leo sẽ ảnh hưởng đến phác đồ điều trị.

Tác dụng phụ của cây cà gai leo
Tác dụng phụ của cây cà gai leo đối với người đang điều trị đặc biệt

Những trường hợp mắc bệnh mạn tính

Nhóm bệnh mạn tính gồm:  cao huyết áp, tim mạch,…

Những người mắc các bệnh mạn tính cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cà gai leo. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây nên những tác dụng phụ của cây cà gai leo không mong muốn.

Cách sử dụng cây cà gai leo hiệu quả

Để tránh được những tác dụng phụ của cây cà gai leo, bạn nên biết cách sử dụng cây gà gai leo hiệu quả.

Bước 1: Rửa sạch cây cà gai leo, để ráo và mang đi phơi khô.

Bước 2: Dùng 50 gam – 60 gam cây cà gai leo khô hãm nước nóng 90oC.

Bước 3: Đổ phần nước đầu đi, chỉ giữ lại bã trà rồi cho thêm một lần nước sôi nữa vào và hãm tiếp trong 10 phút.

Bước 4: Với phần nước cốt mới được hãm, bạn cho vào khoảng thêm 1 lít nước lọc để pha loãng và uống thay cho nước lọc trong ngày.

Với những thông tin ở trên, Tây Bắc TV hi vọng bạn sẽ có cách sử dụng cầ cà gai leo tốt nhất, tránh những tác dụng phụ mà cây cà gai leo gây ra.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *