Thịt trâu gác bếp là 1 đặc sản Tây Bắc luôn hấp dẫn du khách. Tây Bắc TV sẽ mang đến cho bạn hiểu biết về nguồn gốc thịt trâu gác bếp.
Nguồn gốc thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là đặc sản được nhiều người thưởng thức yêu thích. Nó có mặt trên khắp mọi miền của đất nước và có rất nhiều người băn khoăn muốn tìm hiểu về nguồn gốc thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu gác bếp đây là một trong những món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Thái, món ăn mang đậm dấu ấn riêng của ẩm thực cao vùng Tây Bắc.
Thịt trâu gác bếp được ra đời từ mong muốn bảo quản thịt trâu được lâu hơn trong thời gian dài để có thể dự trữ thức ăn để ăn dần trong những ngày mưa lũ hay đi làm nương rẫy.
Thịt trâu gác bếp thường chế biến từ thịt bắp của trâu được nuôi thả tự nhiên. Những miếng thịt bắp trâu tươi ấy được mang tẩm ướp cùng các gia vị như hạt tiêu, gừng, ớt, mắc khén. Đây là bí quyết để chế biến thịt trâu gác bếp của người dân tộc Thái vùng cao Tây Bắc.
Trên đây là thông tin cơ bản về nguồn gốc của thịt trâu gác bếp. Hi vọng đó sẽ là thông tin hữu ích với bạn đọc.
Thịt trâu gác bếp thường được phân loại theo tên địa điểm nơi thịt trâu gác bếp được sản xuất. Thịt trâu gác bếp thường được sản xuất ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Sapa…
Nguồn gốc thịt trâu gác bếp: Cách chế biến
Khi đã biết nguồn gốc thit trâu gác bếp, bạn cần tìm hiểu cách chế biến thịt trâu gác bếp.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Theo kinh nghiệm của những người đã tìm hiểu nguồn gốc thịt trâu gác bếp và biết cách chế biến thì nguyên liệu để làm thịt trâu gác bếp cần có:
Thịt trâu
Hạt mắc khén
Bên cạnh cần có hạt dổi, gừng, ớt (thường sử dụng ớt khô)
Dụng cụ cần thiết phải có là cối giã (hoặc máy xay), bếp củi
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Quá trình tìm hiểu về nguồn gốc thịt trâu gác bếp, chúng ta biết thêm về bí quyết sơ chế nguyên liệu của món ăn tuyệt ngon này.
Hạt mắc khén mang cho vào cối giã, hạt dổi mang dã sau khi đã được nướng thơm
Ớt tươi được rửa sạch, gừng bỏ sạch vỏ và băm nhỏ, tỏi bỏ vỏ và băm nhỏ.
Trộn hỗn hợp như trên bao gồm cả ớt, gừng, tỏi cùng với hạt mắc khén, hạt dổi sau đó cho tất cả vào cối để giã nát.
Cho thêm vào đó 1 thìa hạt nêm, nửa thìa mì chính cùng nửa thìa hạt tiêu, nửa thìa đường với 1/3 thìa muối vào nhau. Hỗn hợp cần phải được trộn thật đều.
Thịt trâu là nguyên liệu chủ yếu có tính quyết định tới chất lượng của món thịt trâu gác bếp chất. Thịt trâu để làm thịt trâu gác bếp cần được chọn từ những con trâu khỏe mạnh được nuôi thả tự nhiên.
Miếng thịt trâu được lựa chọn thường chọn thịt ở mông hoặc phần thăn nạc, cần bỏ hết gân, mỡ lẫn ở đó.
Sau đó là thái thịt trâu theo thớ dọc, thành từng miếng có chiều dài khoảng 20 –> 25cm, rộng khoảng 9 –> 10cm, dày khoảng 4 –> 5cm. Lưu ý bạn không được cắt quá thịt quá dày, như vậy gia vị sẽ không thể thấm đều và thịt khi gác bếp sẽ lâu khô, dễ khiến bên ngoài khô mà bên trong chưa đạt.
Bước 3: Ướp thịt
Cho các miếng thịt đã cắt vào hỗn hợp vừa trộn, thoa hỗn hợp tất với các mặt của miếng thịt rồi ướp trong khoảng thời gian khoảng từ 15 –> 20 phút để cho gia vị ngấm đều vào trong và ngoài miếng thịt.
Theo các tài liệu ghi chép về nguồn gốc thịt trâu gác bếp thì món này không nên để ướp lâu, quá nhiều thời gian trên sẽ dễ làm thịt bị chua, hương vị của thịt trâu gác bếp không thơm các gia vị.
>Xem thêm: Tại sao ăn thịt trâu gác bếp một lần sẽ nhớ
https://taybac.tv/tai-sao-an-thit-trau-gac-bep-tay-bac-mot-lan-se-nho-mai/
Bước 4: Sấy khô
Dùng thanh nứa được vót nhọn một đầu hoặc dùng thanh kim loại xiên thịt trâu đã ướp rồi đem gác lên trên bếp. Phía dưới là bếp củi đang đun, phía trên là thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu gác bếp khi sấy thì lửa cần để vừa tuyệt đối không được để lửa củi cháy quá to.Nếu không may để lửa to sẽ khiến bên ngoài miếng thịt khô, sém mà bên trong lại chưa thật chín đều.
Cần đun củi lửa vừa để thịt trâu gác bếp có thơm mùi khói. Khoảng cách tốt nhất giữa bếp và thịt trâu gác phía trên là khoảng 1m. Nếu chọn được gỗ nhãn để đun thì thịt trâu gác bếp sẽ tuyệt thơm và ngon hơn.
Thịt trâu cần gác bếp sấy liên tục trong thời gian 24 tiếng sẽ có thành phẩm.
Quy trình làm thịt trâu gác bếp không đơn giản, việc tìm hiểu về nguồn gốc thịt trâu gác bếp lại càng khó khăn. Hi vọng, với những thông tin trên, bạn không chỉ hiểu rõ về nguồn gốc thịt trâu gác bếp mà còn biết cách chế biến món ăn này.
Nguồn gốc thịt trâu gác bếp: Cách bảo quản
Để thịt trâu gác bếp có thể bảo quản được lâu. Người dân Tây Bắc ngày nay thường hút chân không và bảo quản trong ngăn đá.
Thời gian sử dụng thịt trâu gác bếp khi đã cho lên ngăn đá cấp đông được khá dài, khoảng từ 6->7 tháng.
Lưu ý nếu bạn bảo quản trong ngăn mát thì chỉ nên sử dụng thịt trâu gác bếp trong khoảng thời gian từ 7 – >10 ngày. Nếu để ở bên ngoài nhiệt độ thường thì sử dụng trong thời gian được tối đa là 2 ngày.
Nếu nhà bạn có đun bếp củi thường xuyên có thể gác thịt lên bếp. Khói bếp giúp bảo quản thịt trâu lâu nhất có thể dài đến khoảng gần 1 năm. Đây là cách mà ngay từ khi ra đời món thịt trâu gác bếp được bảo quản theo chia sẻ của người dân tộc Thái nơi nguồn gốc thịt trâu gác bếp ra đời.
Nguồn gốc thịt trâu gác bếp: Giá thành
Giá bán thịt trâu gác bếp trên thị trường hiện nay được dao động từ 230.000 -> 280.000 đồng/250g
Nếu bạn muốn mua thịt trâu gác bếp chuẩn nhất, giá cả hơp lý nhất bạn có thể lực chọn tại đây
Với nguồn gốc thịt trâu gác bếp cùng cách thức chế biến, Tây Bắc TV tin chắc rằng bạn sẽ thưởng thức và quảng bá thịt trâu gác bếp đặc sản Tây Bắc cho nhiều người được biết. Chúc bạn ngon miêng khi thưởng thức thịt trâu gác bếp.
Dược Liệu Tây Bắc
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung
Dược Liệu Tây Bắc
Thực Phẩm Bổ Sung