Chợ phiên ở Tây Bắc – nét đặc trưng văn hóa truyền thống.
Chợ phiên là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc. Hãy đến Tây Bắc vào cuối tuần để trải nghiệm không gian văn hóa ở các chợ phiên rực rỡ sắc màu dân tộc.
Chợ phiên Cán Cấu (chợ Trâu)
Chợ Cán Cấu còn được gọi là chợ Trâu là chợ phiên khá nổi tiếng ở Tây Bắc. Chợ Cán Cấu thuộc xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Từ thành phố Lào Cai ngược về phía Đông Bắc khoảng 100km sẽ đến chợ Cán Cấu. Tuyến đường đi tương đối dễ vì thế không khó để khách du lịch tìm đến.
Là một trong những chợ phiên ở Tây Bắc còn giữ được nhiều nhất những nét đặc trưng văn hoa truyền thống của các dân tộc Mông, Hoa, Giáy… Khu chợ không quá sang trọng như các tỉnh thành khác. Chợ Cán Cấu vẫn còn nền đất. Người dân bày bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương trên các sạp tự đóng bằng ván, cây rừng.
Chợ phân chia các khu vực khá rõ ràng. Khu ẩm thực được che chắn tương đối cẩn thận. Khu bán nông sản thì thường ngoài trời, dọc hai bên chợ. Khu dành cho dân lái buôn trao đổi trâu bò. Mỗi phiên chợ, có hàng trăm con trâu, bò, ngựa được đưa đi khắp các vùng. Có lẽ, vì thế người ta gọi chợ phiên Cán Cấu là chợ Trâu.
Ấn tượng lớn nhất ở chợ Cán Cấu là ẩm thực. Thực phẩm sạch bởi 100% đều sản xuất, nuôi trồng ở địa phương và người dân tự chế biến ra các món ăn. Đến chợ Cán Cấu hãy thử ăn phở trắng nhé! Sợ phở trắng tinh, dai dai được chế với nước dùng đơn giản và ăn với măng muối ớt. Nướng dùng của phở được ninh từ xương lợn đen với muối trắng, không có thêm bất cứ phụ gia nào. Vì thế, khách đến ăn một lần sẽ nhớ mãi bởi sự đơn giản nhưng rất ngon, rất ngọt.
Chợ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Chợ phiên Bắc Hà – nơi lưu giữ nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống.
Chợ phiên Bắc Hà cách thành phố Lào Cai 70km, nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là khu chợ được tạp chí du lịch Serendib bình chọn nằm trong top 10 chợ phiên hấp dẫn nhất Đông Nam Á.
Nét đẹp nhất ở chợ Bắc Hà chính là sắc màu thổ cẩm ở khu hàng dệt mày. Hình như, tất cả vẻ đẹp văn hóa truyền thống và sự tinh tế, khéo léo của đồng bào được thể hiện ở đây. Mỗi một tấm áo, chiếc khăn, cái quần đều là sự sáng tạo của nhân dân khi lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc trên trang phục của mình.
Khu ẩm thực của chợ Bắc Hà cũng khá nổi tiếng. Đến Bắc Hà mà không ăn thắng cố thì coi như không đến. Giữa ngày đông rét mướt, ngồi thưởng thức thắng cố bên bếp củi và nhâm nhi chén rượu ngô thì nhớ cả đời không quên. Ngoài rượu Bắc Hà, thắng cố thì chợ còn bán rất nhiều các loại mật ong rừng, thoải mái để khách lựa chọn. Phở Bắc Hà cũng khó ngon và nổi tiếng. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu của khách hàng và đảm bảo vệ sinh, các khu bán phở đều được bài trí thành các “nhà hàng” giữa chợ khá sang trọng.
Nông sản nhiều nhất ở chợ chính là trái cây, hoa quả của bà con. Tuy không đẹp về mẫu mã nhưng lại rất an toàn cho sức khỏe.
Các khu bán dược liệu cũng rất nhộn nhịp. Gần như tất cả các loại dược liệu đều được bán ở đây. Táo đỏ Tân Cường, ý dĩ, kỳ tử, xuyên khung, cam thảo…. Giá cả cũng khá hợp lí. Khách du lịch có thể tranh thủ mua một vài vị thuốc cần thiết để sử dụng trong gia đình.
Chợ học vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Chợ phiên Sa Pa (Lào Cai)
Chợ phiên ở thị trấn Sa Pa học vào tối thứ 7 hàng tuần. Đây được xem là khu chợ phiên sầm uất nhất ở Sa Pa.
Người dân đến chợ không chỉ mua bán những hàng hóa của địa phương mà còn là nơi để trai gái tỏ tình, hò hẹn.
Hàng hóa nhiều nhất ở đây là hàng dệt thổ cẩm: quần áo, túi đeo, khăn, mũ, ví… Mỗi sản phẩm đều ẩn chứa những câu chuyện văn hóa dân gian độc đáo. Bạn có muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ … ở Sa Pa không? Hãy đi thôi để không bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời nhất.
Chợ đêm San Thàng ở thành phố Lai Châu.
Chợ đêm San Thàng là nét độc đáo trong văn hóa chợ phiên ở Tây Bắc. Chợ họp vào 19h ngày thứ 7 hàng tuần.
Điểm nổi bật ở chợ đêm San Thàng cũng là ẩm thực. Có hai khu âm thực tiêu biểu nhất: khu bán phở và khu bán thắng cố. Nếu đến chợ đêm San Thàng để ăn phở hoặc thắng cố bạn nên đi sớm nhé! Đi muộn sẽ không có chỗ ngồi.
Dọc các con đường đi quanh chợ, bà con ở các vùng lân cận cũng bày biện vô số đồ chơi, nông sản của địa phương để bán.
Khu giao lưu văn hóa văn nghệ luôn nhộn nhịp với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa. Trong hơi sương bảng lảng, các điệu múa dân gian làm mê đắm lòng người khiến ai từng được thưởng thức sẽ khó lòng quên được.
Chợ nhộn nhịp nhất từ 20h đến 22h. Nhưng những cặp đôi yêu nhau, những chàng trai, cô gái đang tìm kiếm bạn đời thì chợ có thể còn họp đến sáng sớm hôm sau.
Cách trải nghiệm văn hóa truyền thống ở chợ phiên của Tây Bắc.
Làm thế nào để được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong chợ phiên? Hãy chọn cách thưởng thức những gì lạ mắt nhất. Đặc biệt là ẩm thực. Chỉ thưởng thức trực tiếp bạn mới thấu hiểu rõ nhất văn hóa của đồng bào.
Đừng ngại hỏi bà con về những gì bạn không biết. Người dân Tây Bắc tuy nghèo nhưng rất hiếu khách. Kể cả người không chung ngôn ngữ nói, bạn hãy dùng ngôn ngữ cơ thể nhé! Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên.
Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm chưa? Hãy đến với chúng tôi để có những dịch vụ tốt nhất.
Châm Võ