Bí quyết làm lạp sườn gác bếp siêu dễ, siêu ngon tại nhà.

Trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc thì lạp sườn gác bếp là món ăn rất độc đáo. Bởi vị ngọt của thịt được lên men, vị thơm của các gia vị từ thiên nhiên, trong đó có mắc khén là vị đặc trưng nhất của lạp sườn gác bếp ở Tây Bắc. Để được thưởng thức lạp sườn gác bếp tại nhà hãy tham khảo bí quyết làm lạp sườn gác bếp siêu dễ, siêu ngon này nhé.

Nguyên liệu chính của món lạp sườn là thịt lợn (thịt heo), mỡ lợn, các gia vị như: tỏi, ớt, gừng, mắc khén, tiêu sọ, nước mắm, muối, mì chính, rượu.

Lạp sườn gác bếp Tây Bắc
Lạp sườn gác bếp Tây Bắc

Bí quyết làm lạp sườn gác bếp siêu dễ, siêu ngon tại nhà.

Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu làm lạp sườn gác bếp

Thịt nạc vai: 1 kg

Mỡ lợn (nếu mỡ vai càng tốt): 200g

Lòng lợn (ruột non): 300 – 500g

Đường: 0,5 thìa cà phê

Muối: 01 thìa cà phê

Mì chính: 0,5 thìa cà phê

Nước mắm: 02 thìa cà phê

Tỏi: 3 tép

Gừng: 01 củ nhỏ

Ớt tươi rừng: 02 quả

Mắc khén: 02 thìa cà phê

Tiêu: 0,5 thìa cà phê

Rượu: 100ml

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu làm lạp sườn

Thịt nạc vai rửa sạch để ráo nước thái hạt lựu. Làm lạp sườn gác bếp thì không nên xay thịt hoặc băm quá nhỏ. Ướp một chút muối trước khi trộn cùng gia vị.

Mỡ lợn rửa sạch, trần qua nước sôi thái hạt lựu. Cũng không nên thái nhỏ quá, khi gác bếp mỡ sẽ chảy hết. Lạp sườn gác bếp muốn ngon thì mỡ phải trong. Vì thế, hãy ướp 0,5 thìa cà phê đường với mỡ vừa thái, đem phơi nắng khoảng 60 phút tùy nắng mà điều chỉnh. Nếu không có nắng thì dùng lò nướng ở 100 độ C trong khoảng 10 phút. Nhớ để lò nướng ở chế độ 2 quạt các bạn nhé!

Tỏi, gừng, ớt băm nhuyễn. Tiêu, mắc khen rang chín để dậy mùi thơm rồi xay hoặc giã nhỏ. Lưu ý, tiêu chỉ cần đập giập cũng được nhưng mắc khén phải xay nhỏ mới ngon.

Làm ruột lợn là công đoạn khá cầu kỳ. Đòi hỏi người làm phải biết cách làm để lòng sạch, không bị hôi, không bị rách. Vỏ càng mòng thì món lạp sườn gác bếp càng ngon. Cách làm cũng rất đơn giản: lòng lợn rửa sạch bằng muối, chanh hoặc giấm. Lộn ngược ra, dùng thì cạo thật sạch bên trong. Chỉ giữ lại màng mỏng của ruột, rồi rửa lại bằng rượu để ráo nước trước khi nhồi.

Bước 3: Trộn nguyên liệu 

Cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trộn đều. Lưu ý khi trộn thì không được bỏ qua thao tác dùng tay bóp thịt để nguyên liệu ngấm đều hơn.

Sau khi các nguyên liệu đã được trộn kỹ thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và ướp thêm 2h đồng hồ nữa rồi mới đem đi nhồi.

Các nguyên liệu để làm nên món lạp sườn gác bếp đúng vị Tây Bắc đều hoàn toàn tự nhiên. Không dùng bất kỳ loại bột lên màu hay hương liệu gì. Vì thế, khi ăn lạp sườn gác bếp Tây Bắc sẽ có vị đậm đà rất riêng.

Bước 4: Nhồi lạp sườn gác bếp

Nếu dùng máy nhồi hoặc máy ép để nhồi lạp sườn thì rất tiện lợi. Nhưng nếu làm thủ công thì Tây Bắc TV mách nhỏ với bạn mẹo nhồi đơn giản, tốn ít thời gian hơn. Bạn hãy chuẩn bị 01 chai nước lọc đã dùng hết. Loại 500ml là vừa. Cắt 2/3 phần dưới của chai nước, để lại 1/3 phần phía nắp chai để làm dụng cụ nhồi lạp sườn. Tháo vỏ chai ra, cắt hết phần nắp tròn, để lại khuôn nắp. Cho một đầu ruột lợn qua khuôn nắp rồi gắn vào miệng chai. Vặn thật chặt nắp lại để khi nhồi dễ dàng hơn.

Nhồi lạp sườn thật chặt, dùng tăm nhọn chọc một vài chỗ trên những đoạn lạp sườn đã nhồi rồi. Mục đích là để thoát khí, khi sấy khô lạp sườn sẽ căng bóng và đẹp.

Lạp sườn nhồi xong thì dùng chỉ thực phẩm hoặc dây thắt theo đoạn. Nếu làm lạp sườn dài thì thắt đoạn 10 – 15cm là vừa. Còn làm lạp sườn bi thì thắt hình tròn tròn như viên bi. Hình dáng không quyết định chất lượng nhưng nó lại tạo nên sự đang dạng, phong phú cho món ăn.

Bước 5: Phơi, sấy lạp sườn

Lạp sườn sau khi nhồi xong, tạo hình theo sở thích thì nên lăn qua rượu hoặc rửa lại với rượu pha loãng. Ở một số vùng người ta thường dùng rượu mai quế lộ nhưng nếu không có thì dùng rượu trắng vẫn được. Công thức chúng tôi chia sẻ đều dùng rượu trắng. Công đoạn này giúp cho lạp sườn bảo quản được lâu hơn và khi phơi không bị côn trùng đậu vào.

Làm lạp sườn nên chọn ngày nắng hanh khô là tốt nhất. Bởi lạp sườn mà phơi được nắng thì lên màu tự nhiên rất đẹp. Trước khi sấy/ gác bếp nên phơi nắng khoảng 1 – 2 ngày để lạp sườn lên men và lên màu đỏ tươi. Đối những vùng nắng lớn, có thể phơi nắng lâu hơn, giảm thời gian treo gác bếp lại.

Không có bếp củi, không có nắng bạn vẫn có thể làm được món lạp sườn ngon bằng lò sấy. Tuy nhiên, vị sẽ khác một chút nếu không có thời gian sấy trên than.

Sấy lạp sườn trên than hay còn gọi là treo gác bếp không được để quá cao hoặc quá gần sẽ không đảm bảo được độ ngon của lạp sườn gác bếp. Thời gian gác bếp khoảng 12 – 15h là đủ. Nếu lạp sườn phơi được nắng thì giảm thời gian gác bếp lại.

Với công thức truyền thống, món lạp sườn Tây Bắc hứa hẹn là món ngon trong bếp của mỗi gia đình. Thể hiện được tài năng, sự khéo léo của người phụ nữ khi vào bếp. Và nếu bận rộn quá, hãy liên hệ với chúng tôi qua để có thêm món ngon trong mâm cơm nhà bạn.

Chúc bạn có bữa cơm đầm ấm cùng gia đình, bạn bè với món lạp sườn gác bếp Tây Bắc.

=> Cách chế biến lạp sườn ngon tại nhà

Châm Võ

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *