Cốm Tú Lệ được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng đất Tú Lệ. Cốm Tú Lệ đã trở thành một biểu tượng ẩm thực độc đáo của vùng đất này
Hạt cốm Tú Lệ mang một màu xanh đậm đặc biệt mà không loại cốm nào có được. Cốm Tú Lệ được chắt lọc từ tinh túy của đất, trời cùng với sự mộc mạc thô sơ của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Bài viết này Tây Bắc TV sẽ cùng bạn tìm hiểu về Cốm Tú Lệ nhé.
Tú Lệ ở đâu
Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Và không quá lời khi nói rằng, Yên Bái là một trong số tỉnh ở vùng Tây Bắc sở hữu nhiều cảnh đẹp và đặc sản nổi tiếng. Trong số những đặc sản này, không thể không kể tới cốm Tú Lệ – món ngon được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của vùng đất này.
Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9 này, khi mùa lúa trên những cánh đồng lúa ở Tú Lệ cũng như vùng Mù Cang Chải bắt đầu chín rộ, còn chần chừ gì mà không đến với nơi đây. Bức tranh mùa vàng tuyệt đẹp, nhịp sống hối hả và mùa cốm non đã thực sự bắt đầu…
Bất cứ du khách nào khi đến với Yên Bái, được một lần thưởng thức cốm Tú Lệ đều không thể nào quên được hương vị dẻo thơm, xanh non của những hạt lúa nếp đầu mùa.
Tìm hiểu về cốm Tú Lệ
Bây giờ là cuối tháng 8 đầu tháng 9, lúa ở khắp các thửa ruộng bậc thang bắt đầu ngả vàng ấy cũng là lúc làng trên bản dưới ở Tú Lệ rộn rã thập thình từ các cối giã.
Để làm ra những mẻ cốm dẻo, xanh, thơm ngọt, những cô gái Thái áo cỏm lưng thon ra đồng từ sớm tinh mơ lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận.
Cách chế biến cốm Tú Lệ
Người dân tộc Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách truyền thống. Lúa được gặt vào sáng sớm, sau đó đem về ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết.
Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày. Sau khi loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ bị mất đi độ dẻo.
Để có được những hạt lúa nếp thơm ngon như vậy, người dân vùng cao cho rằng Tú Lệ nhận được nhiều ưu ái của thiên nhiên. Khí hậu quanh năm mát mẻ, đất có nhiều mùn và khoáng chất, lại được “uống” nước suối trong vắt chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ… Tất cả điều đó đã tạo nên hương vị đặc biệt của nếp Tú Lệ mà không nơi nào có được.
Khi lúa nếp khum ngọn, còn nguyên hương sữa, người dân gặt về làm cốm. Công đoạn để cho ra thành phẩm là những hạt cốm dẻo thơm thực không đơn giản. Những người dân tộc Thái ra ruộng từ sáng sớm, hái những bông lúa còn đẫm sương đêm mang về tuốt. Lúa tuốt xong sẽ được rang ngay, nếu để cách ngày thì hạt cốm không còn xanh ngon nữa.
Trước đó, bà con nơi đây đã phải chuẩn bị bếp lò, chảo rang. Bếp lò rang nếp thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi. Chảo rang thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Khi rang nếp, người ta để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.
Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên… Chính vì hương vị đặc biệt thơm ngon như vậy, nên lâu nay cốm Tú Lệ đã trở thành đặc sản có một không hai nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.
Ý nghĩa và giá trị văn hóa của cốm Tú Lệ
Cốm Tú Lệ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Món ăn này thường được sử dụng trong các dịp lễ hội truyền thống và các dịp quan trọng như Tết Trung thu. Cốm Tú Lệ biểu trưng cho sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên, giữa những nghề truyền thống và sự gắn kết gia đình làng bản.
Người dân bản địa tin rằng ăn cốm Tú Lệ vào dịp Trung thu sẽ mang lại sự may mắn và trọn vẹn cho gia đình.
Dù đã có sự phát triển của nhiều món ăn mới, cốm Tú Lệ vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong lòng người Việt Nam. Món ăn này không chỉ là một phần của di sản văn hóa Việt Nam mà còn là một biểu tượng, sự tự hào và tình yêu quê hương.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cốm Tú Lệ – một món ẩm thực tinh tuý của vùng đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. Cốm Tú Lệ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình ý nghĩa văn hóa và giá trị truyền thống sâu sắc. Với quá trình chế biến tinh tế từ lúa nếp, cốm Tú Lệ vẫn giữ được hương vị đặc trưng, là biểu trưng cho sự may mắn và tình yêu quê hương.
Nếu bạn có cơ hội, hãy thử một lần thưởng thức Cốm Tú Lệ để trải nghiệm hương vị truyền thống và những giá trị văn hóa sâu sắc của vùng Tây Bắc bạn nhé.
Với những thông tin của Tây Bắc TV nói trên, hi vọng bạn sẽ có một chuyến đi Yên Bái, Mù Cang Chải đầy ấn tượng với đặc sản cốm Tú Lệ nhé.
Tại cửa hàng Tây Bắc TV đang bán một số đặc sản của Tây Bắc như: Thịt trâu sấy, thịt lợn sấy, lạp sườn, mắc khén, hạt dổi, thảo quả … cùng một số dược liệu quý như sâm đương quy ngâm mật ong, hoa đu đủ đực ngâm mật ong, tam thất bắc và mật ong rừng Tây Bắc.
Bất kỳ lúc nào, bạn cũng có cơ hội để được thưởng thức món ngon ngay tại nhà khi bạn đặt hàng với chúng tôi.
Trụ sở Tây Bắc TV: 264 Trần Hưng Đạo, Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, Lai Châu
Hoặc theo địa chỉ:
- Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
- Điện thoại: 0378308666
- Email: taybactv9999@gmail.com
Phạm Đào