Giá vị nấu thắng cố, có khoảng trên dưới gia vị, mỗi một gia vị có một hương vị riêng biệt đóng một vai trò trong nồi thắng cố.
Vậy đó là những gia vị nào và thắng cố là món gì mà nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Du khách đã một lần thử thì sẽ nhớ mãi không quên Và hôm nay mời bạn hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu nhé.
Gia vị nấu thắng cố – Thắng cố là gì
Thắng cố là món ăn đặc trưng mang nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc vùng H’mông. Món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó mới du nhập vào Việt Nam. Được biết đến qua cách nấu của người dân vùng cao Tây Bắc.
Thắng cố có hương vị rất riêng. Thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi và cảm nhận được hương vị đầy đủ nhất của món ăn ngon nổi tiếng này.
Thắng cố được làm từ thịt ngựa và tất cả bộ phận nội tạng của con ngựa ngay cả ruột già cũng được chế biến. Vì thế không phải ai cũng dám thử ăn món ăn này
Gia vị nấu thắng cố
Để có một nồi thắng cố ngon, đậm đà hương vị Tây Bắc thì mỗi loại gia vị mang một hương vị riêng biệt đóng một vai trò trong nồi thắng cố, qua cách nấu thắng cố của các “đầu bếp” vùng cao tạo nên một món ăn truyền thống.
Gia vị nấu thắng cố – Lá cây thắng cố
Gia vị nấu thắng cố, lá cây thắng cố. Đây là một loại gia vị đặc biệt, là linh hồn không thể thiếu được khi người dân địa phương nấu món thắng cố. Loại cây thắng cố này chủ yếu mọc ở ven suối, hang nước trong các khu rừng tự nhiên tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng Lai Châu.
Lá cây thắng cố mọc tự nhiên trong rừng nên có một mùi vị riêng biệt, mùi thơm hơi nồng, có vị cay cay. Loại gia vị đặc biệt này mà người H’mông đã tạo nên thương hiệu thắng cố ngựa Tây Bắc làm hấp dẫn và say lòng du khách mỗi khi đến với Tây Bắc.
Gia vị nấu thắng cố – Mắc khén
Gia vị nấu thắng cố tiếp theo là hạt mắc khén, một loại hạt chỉ có ở Tây Bắc với mùi vị đặc trưng riêng biệt. Hạt mắc khén có mùi thơm, cay nhè nhẹ, hơi gây tê nơi đầu lưỡi khi thưởng thức. Được coi như là hạt tiêu rừng của Tây Bắc nên nấu thắng cố chuẩn Tây Bắc không thể thiếu mắc khén.
Gia vị nấu thắng cố – Hạt dổi
Hạt dổi nếp là loại cây mọc tự nhiên trong rừng Tây Bắc. Loại cây thân gỗ, cây thẳng ít cành. Thông thường cứ vào khoảng tháng 10, 11 là người đồng bào dân tộc Tây Bắc đi thu hái những hạt dổi về phơi khô dùng dần.
Hạt dỗi rất thơm và có vị đặc trưng nên người dân thường gọi là “vàng đen Tây Bắc”. Vì thế không thể thiếu được loại gia vị này trong nồi thắng cố.
Gia vị nấu thắng cố – Thảo quả
Với một biệt danh là “nữ hoàng gia vị”, Thảo quả có mùi vị đặc biệt nó vừa là gia vị chế biến món ăn và vừa là vị thuốc. Thảo quả có mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của đồng bào vùng Tây Bắc và thắng cố là món không thể thiếu thảo quả.
Thảo quả tạo nên hương vị đặc trưng riêng, cho dù thực khách khó tính cũng khổ thể bỏ qua món ăn này mỗi khi đến với Tây Bắc.
Gia vị nấu thắng cố – Quế chi.
Quế chi là loại gia vị rất quen thuộc trong việc chế biết các món ăn, nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon, tăng cường bổ dưỡng cho món ăn. Có rất nhiều món ăn cần sử dụng đến quế như bò kho, sườn lợn ướp bột quế nướng, vịt hầm thuốc bắc, các món nướng, chế biến nước dùng phở,…đặc biệt là món thắng cố phải có vỏ quế (quế chi)
Theo đồng bào dân tộc H’mông thì quế được xem là loại gia vị tạo cho món ăn thơm hơn, kích thích vị giác khi thưởng thức thắng cố.
Gia vị nấu thắng cố – Hoa hồi
Hoa hồi cũng là một trong những loại gia vị cực phẩm mà đồng bào Tây Bắc luôn ưa chuộng sử dụng trong các món ăn như các món canh, các món hầm, món khổ nhục đặc biệt là món thắng cố.
Sử dụng gia vị hoa hồi trong các món ăn một cách khéo léo nó sẽ giúp nâng tầm các món ăn lên một hương vị hoàn toàn mới, giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.
Gia vị nấu thắng cố – Lá chanh
Lá chanh dùng để nấu thắng cố chính là để giảm đi mùi đặc trưng của nội tạng ngựa.
Gia vị nấu thắng cố – Tương ớt
Tương ớt Mường Khương không chỉ sử dụng lúc ướt thịt ngựa và lúc nấu, mà nó còn dùng để pha nước chấm món thắng cố.
Gia vị nấu thắng cố – Củ Sả
Nổi bật nhất của củ sả với tính ấm, vị cay, sả là loại gia vị làm cho món ăn trở nên ấn tượng và đằm vị hơn. Nhiều món ăn của người Việt phổ biến được chế biến cùng sả. Những món ăn được kết hợp nấu với sả luôn có một mùi thơm đặc trưng và rất hấp dẫn với thực khách.
Các thành phần tự nhiên có chứa trong củ sả không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ và điều trị trầm cảm..
Củ sả khử mùi tanh của hải sản, làm bớt mùi nồng của nội tạng, chính vì vậy mà nấu thắng cố không thể thiếu củ sả.
Gia vị nấu thắng cố – Củ gừng
Củ gừng cũng là 1 loại gia vị rất phổ biến trong việc chế biến các món ăn, củ gừng có tác dụng khử mùi khi nấu thắng cố ngựa.
Cách nấu thắng cố ngựa chuẩn vị Tây Bắc
Nguyên liệu để nấu thắng cố ngựa gồm
- Thịt ba chỉ, da, xương sụn và nội tạng ngựa: 1,5kg
- Hoa hồi, lá thắng cố, thảo quả, quế chi, sả, gừng
- Kỳ tử, đẳng sâm, hạt sen, ký vĩ, ngải cứu mỗi thứ 1 ít.
Những gia vị truyền thống để nấu bao gồm thảo quả, muối, mắc khen, hạt dổi nướng thơm xay mịn, ướp vào thịt trước khi xào. Khi món ăn được nấu chín kỹ; các gia vị bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn.
Bước 1: Ướp nguyên liệu
Thịt ngựa và nội tạng ngựa đem làm sạch. Sau đó ướp tất cả với các gia vị đã được chuẩn bị.
Bước 2: Nấu thắng cố ngựa
Cho chảo lên bếp, đổ các nguyên liệu vào chảo, xào đến khi thịt chín se cạnh thì đổ nước vào chảo đun sôi.
Bước 3: Hoàn thành món ăn
Khi sôi tiếp tục đun với lửa nhỏ. Trong khi đun, nhớ hớt bỏ bọt để nước được ngọt và trong. Nấu trong khoảng 1-2 tiếng là được.
Ngựa thắng cố ngon nhất là ở chợ văn hóa Bắc Hà. Chợ Bắc Hà trước đây chủ yếu dựng bằng lều tạm, lợp rơm, không vách, người ta đặt chảo nấu thắng cố trước cửa lều; xung quanh bày những tấm ván để bán, nhiều quán không có bàn; họ dùng gạch hoặc đá nhẵn thay cho ghế, mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng cố.
Món ăn này đã gắn liền với đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân Bắc Hà.
Với cách nấu thắng cố ngựa đơn giản không quá cầu kì. Mọi người có thể áp dụng theo công thức trên để làm cho gia đình thưởng thức nhé.
Bài viết trên Tây Bắc TV đã giới thiệu đến bạn gia vị nấu thắng cố và cách nấu thắng cố. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn.
Phạm Đào