Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc có một sức hút kỳ lạ đối với khách du lịch bởi bản sắc văn hoá dân tộc có một không hai. Khách đến đây không chỉ lưu luyến với những lời ca tiếng hát mà văn hoá ẩm thực cũng đã níu chân khách yêu thương mảnh đất của mình.
Hôm nay Tây Bắc TV sẽ giới thiệu đến bạn một số lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc nhé.
Một số lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc là một dịp để du khách được tham quan và trải nghiệm văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Tây Bắc. Với các hoạt động như múa xòe, múa sạp hay rước đèn, lễ hội mùa xuân đã mang lại niềm vui và may mắn cho các bạn tham gia. Nếu có dịp, hãy đến Tây Bắc vào dịp lễ hội này để cảm nhận sự đa dạng và đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Lễ hội khai xuân bản làng
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, với người Thái ở Tây Bắc thường khai xuân hơi muộn. Sớm thì vào mùng 4-5 Tết, muộn thì khoảng mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội khai xuân của người Thái rất đặc sắc và được tổ chức gần như cả ngày lẫn đêm. Người già, trẻ nhỏ ai ai cũng đều hân hoan trong các trò chời dân gian như tó mak lẹ, ném còn,.. Say men tình trong các điệu múa truyền thống, những vòng xòe, chum vại rượu cần…Nhiều bản nhỏ tụ tập cùng tổ chức với nhau để hội khai xuân thêm long trọng.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội Hạn Khuống
Nhắc đến lễ hội Hạn Khuống, người Thái nghĩ ngay đến nơi hò hẹn – giao duyên bằng những lời ca thắm tình của nam nữ thanh niên Thái, một nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của người Thái. Hạn Khuống làm cho trai mường, gái bản thêm yêu cuộc sống, yêu lao động sản xuất, gần gũi với thiên nhiên, vì văn hóa của người Thái cũng bắt đầu từ tình yêu cuộc sống, bắt đầu từ phong tục, tập quán sinh hoạt của một tộc người luôn gắn bó với núi rừng.
Có thể nói, lửa sàn Hạn Khuống sẽ thêm thắm đượm tình người khi du khách, bạn bè gần xa đến giao duyên trên sàn Hạn Khuống vào ngày lễ hội, dịp tết đến xuân sang.
Khi tiết trời sang xuân, khi bản mường bước vào mùa lễ hội, ngoài căn nhà sàn thân quen của mình, nam nữ thanh niên Thái cùng nhau vào rừng đốn chặt lấy vài cây rừng về dựng một sàn ở khu đất trống giữa bản, sàn có thể dựng bằng tre hoặc gỗ, sàn đó được gọi là Hạn Khuống nơi để nam nữ thanh niên Thái đến khắp (hát) đối đáp. Trên sàn Hạn Khuống chuẩn bị dụng cụ cho nam thanh, nữ tú hội tụ giao duyên; con gái Thái thì quay sợi, cán bông, dệt vải, thêu thùa bằng chỉ màu các loại, có bếp củi để đốt lửa.
Dụng cụ cho trai Thái gồm có lạt xanh, lạt đỏ, lạt trắng để đan hom, đan giỏ, đan ớp, hoặc đan các con vật để tặng bạn gái, người mà trai Thái có ý tỏ tình trong đêm khắp đối giao duyên. Ngoài ra còn một số vật dụng khác để đan chải, đan vợt xúc… và các loại nhạc cụ như khèn bè, pí pặp, pí thiu, sáo trúc, đàn tính…
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, Lễ hội Hạn Khuống là nét văn hóa mang đậm giá trị tinh thần trong đời sống thường nhật, biểu trưng tình cảm của người Thái. Khắp đối giao duyên trên sàn Hạn Khuống là sự kết tụ văn hóa Thái Tây Bắc, mà ở đó khởi nguồn từ cuộc sống và được biểu hiện nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đầy cảm xúc của người Thái. Sinh hoạt văn hóa trên sàn Hạn Khuống làm con người thêm yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc sống tràn ngập tình nghĩa, tính bao dung và lòng nhân ái.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội cầu mưa
Người xưa kể rằng, vào một năm nọ, nơi này xảy ra hạn hán rất lâu, không có nước, hoa màu, vạn vật đều bị chết khô. Vì vậy, bà con đã tụ tập lại, bàn nhau làm thế nào để có mưa xuống cho muôn loài được sinh sôi, nảy nở. Nhưng bàn nhau mãi không được, do không có dòng họ nào dám đứng lên xin “Then” (trời) cho mưa xuống vì sợ Then phạt. Khi đó, một bà góa đã tình nguyện đứng ra làm người hy sinh, cùng thầy mo đi cầu mưa.
Bà nói rằng nếu ông Then phạt, bắt phải chết, bà không lo sợ nữa, chỉ mong dân bản hãy làm lễ cúng cho bà hàng năm. Thương người đàn bà góa mà có tấm lòng vì bản mường, dân bản cùng nhau lập lễ cầu xin ông trời ban mưa. Từ đó, cứ đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội “cầu mưa” được tổ chức.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội hoa ban
Nhắc đến loài hoa đặc trưng của Tây bắc chúng ta nghĩ ngay đến hoa Ban. Hoa Ban có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Tây Bắc. “Ban” trong tiếng Thái có nghĩa là ngọt ngào. Hoa Ban được sinh ra từ câu chuyện cổ về đôi trai gái Thái yêu nhau nhưng không đến được với nhau do khoảng cách giàu nghèo và định kiến trong xã hội thời bấy giờ. Đến khi phải ly biệt, tình yêu và sự thủy chung của cô gái đã hóa thành hoa Ban, từ đó hoa trở thành biểu tượng cho tình yêu thủy chung của người Thái.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, Lễ hội hoa Ban không chỉ là lễ hội mùa xuân riêng của người Thái mà còn là tài sản chung của người dân Tây Bắc, với sự tham gia của nhiều dân tộc trong vùng. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, người Thái Tây Bắc lại nô nức tổ chức lễ hội hoa Ban. Ngoài việc để tưởng nhớ về câu chuyện tình đôi lứa trong truyền thuyết, bày tỏ khát vọng về sự tự do trong hôn nhân và tình yêu, đây còn là dịp để người dân Tây Bắc giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Khi trời còn sớm tinh mơ của ngày hội, tiếng trống, tiếng chiêng âm vang khắp núi rừng. Các bếp nhà sàn bập bùng lửa đỏ: đồ xôi, luộc gà, thái măng; có nhà mổ lợn bày cỗ. Rượu cần từng vò lớn, vò nhỏ được bê ra chuẩn bị đãi khách. Những chàng trai, cô gái áo quần, khăn váy chỉnh tề, rủ nhau đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở. Họ chọn những cành hoa đẹp nhất để tặng người yêu và biếu bố mẹ.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội Lùng Tùng
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, năm nào cũng thế, cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc lại rộn ràng tổ chức Lễ hội Lùng Tùng. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Thái, mang tính chất nghi lễ nông nghiệp, mở đầu cho mùa sản xuất mới, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…
Trước ngày tổ chức Lễ hội Lùng tùng, các già làng chuẩn bị các công việc cho ngày hội như chuẩn bị lễ cúng thần linh bao gồm lợn luộc, gà luộc, xôi màu, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, bánh, rượu, mật ong, cá nướng, cá muối chua… và chọn thửa ruộng ở nơi bằng phẳng, rộng rãi, thuận tiện cho tổ chức nghi thức xuống đồng, cũng là nơi tổ chức các trò chơi và văn nghệ dân gian. Các bản cũng chọn ra những con trâu khỏe, chiếc cày tốt để thực hiện những đường cày đầu tiên của năm mới.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội đua thuyền sông Đà
Khoảng mùng 8 đến mùng 10 tháng giêng, lễ hội đua thuyền trên sông sẽ được tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Những vận động viên tham dự hội đua thuyền đều là cư dân sinh sống bên lưu vực sông Đà.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, lễ hội đua thuyền sông Đà đã có từ lâu đời. Đây là cơ hội để người dân các bản làng tụ tập, giao lưu với nhau sau một năm làm việc vất vả. Ngoài hoạt động chính là đua thuyền, trong dịp diễn ra lễ hội, người ta còn tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian và xen kẽ những lễ hội truyền thống khác (như lễ hội gội đầu năm mới).
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội xên bản xên mường
“Xên” là một hình thức cầu cúng của người Thái với mong muốn ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh trong trời đất phù hộ có một cuộc sống khỏe mạnh, bình an và làm ăn phát đạt. Lễ hội xên bản xên mường là lễ hội cầu an cho bản mường đồng thời cũng là lễ cúng để tưởng nhớ công ơn của những người lập nên bản mường. Lễ hội mùa xuân này đã có từ xa xưa, được tổ chức vào những mùa nông nhàn và mùa xuân năm mới.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội xên bản xên mường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ phải có con vật hiến sinh là con trâu. Phần hội có các tiết mục múa xòe, ném còn, các trò chơi dân gian và tiệc tùng ăn uống để tất cả mọi người tham dự cùng vui chơi và giao lưu với nhau.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Lễ hội Then Kin Pang
Khi núi rừng muôn hoa khoe sắc, các cánh đồng lúa bước vào thì con gái, đất trời giao hòa là người Thái trắng vùng đất tổ Khổng Lào – Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) lại tổ chức lễ hội Then Kin Pang. Lễ hội là nơi hội tụ nét văn hóa đặc sắc của người Thái trắng Lai Châu, làm nức lòng người dân bản địa và du khách thập phương.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, Lễ hội Then Kin Pang của người Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của người dân bản địa, nhằm tri ân Then (thần trên trời) đã ban cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, cầu nguyện một năm may mắn, cuộc sống an lành, hạnh phúc, tại lễ hội, người dân và du khách còn được gặp gỡ, giao lưu và thưởng thức diễn xướng văn hóa đặc sắc thông qua các bài hát, điệu múa dân gian dân tộc Thái ở Lai Châu – Tây Bắc.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắ: Lễ hội Áp Hô Chiêng
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc, Lễ hội Áp Hô Chiêng xuất phát từ truyền thuyết Nàng Han xinh đẹp giả trai đi đánh giặc. Sau khi chiến thắng trở về, Nàng Han trút bỏ chiếc áo và bay về trời. Chiếc áo đó sau hóa thành dòng suối Nậm Lủm bên bờ Nậm Bó. Vì ngày Nàng Han về trời đúng ngày 30 Tết, người dân đã lập miếu thờ cúng Nàng Han vào dịp cuối năm.
Ngoài ra, truyền thuyết nói rằng nếu tắm gội ở suối Nậm Lủm sẽ trở nên xinh đẹp tuyệt trần, vậy nên nghi lễ gội đầu cũng được tổ chức. Có thể nhờ đó, người ta ca ngợi rằng con gái Mường So đẹp không đâu sánh bằng. Khi đến Lai Châu, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã phải thốt lên: “Hoa ban nở thành người con gái Thái”.
Những hoạt động chính trong lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Múa xoè
Múa xòe là một trong những hoạt động truyền thống không thể thiếu trong lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc. Đây là loại múa dân gian có nguồn gốc từ các dân tộc Mông, Thái, Dao,… Múa xòe được trình diễn bởi một nhóm người (thường là con gái) diện trang phục truyền thống và nhảy theo nhạc cụ dân tộc như kèn, trống, đàn bầu,.. Với những động tác múa đẹp mắt, múa xòe đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người tham gia và du khách.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Múa Sạp
Múa sạp là một hoạt động văn hóa truyền thống có từ lâu đời của các dân tộc Tây Bắc. Đây là loại múa diễn ra vào đêm giao thừa với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, cây mầm chồi nảy nở và mùa màng bội thu. Múa sạp được trình diễn bởi những người diện trang phục truyền thống và mang theo các cây sạp đánh trống, kèn để đánh thức linh hồn cho cây.
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc: Rước đèn
Rước đèn là một hoạt động truyền thống trong lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc. Trong đêm Giao thừa, người dân sẽ mang theo những chiếc đèn lồng đủ loại hình dạng và màu sắc để đi rước. Đây được xem là cách để giải trí và mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, rước đèn còn là dịp để người dân gặp gỡ, trò chuyện với nhau và tạo ra một không khí đoàn kết, hạnh phúc.
Kết luận
Lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc là một dịp để du khách được tham quan và trải nghiệm văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Tây Bắc. Với các hoạt động như múa xòe, múa sạp hay rước đèn, lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc đã mang lại niềm vui và may mắn cho các bạn tham gia. Nếu có dịp, hãy đến Tây Bắc vào dịp lễ hội này để cảm nhận sự đa dạng và đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bạn có muốn được hoà mình cùng các cô gái người Thái trong lễ hội Áp hô chiêng không?. Bạn hãy lên Lai Châu chúng tôi, hoà vào dòng người nơi đây để thử một lần chúng tôi đảm bảo đó sẽ là kỷ niệm đẹp mà bạn không thể nào quên bạn nhé.
Trên đây là một số lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc mà Tây Bắc TV vừa giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm thật thú vị với mảnh đất Tây bắc, mang đậm nét văn hoá dân tộc vùng cao.