Lễ hội truyền thống của người Dao là một trong những nét đẹp văn hóa của vùng đất Sapa vừa cổ kính vừa hiện đại. Đến Sapa du lịch những dịp cuối năm hoặc đầu xuân bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những lễ hội văn hóa đặc sắc này.

Lễ hội truyền thống của người Dao: Tết nhảy

Người Dao Đỏ đã sinh sống ở vùng đất Sapa trong suốt nhiều thế kỷ. Vì thế nên văn hóa của họ cùng với nhiều dân tộc khác sinh sống ở đây đã khiến Sapa trở thành một “cái nôi” văn hóa độc đáo, đa dạng thu hút nhiều du khách gần xa tới khám phá. Đây là lễ hội truyền thống của người Dao ở Sapa.

Lễ hội Tết nhảy là lễ hội của người Dao đỏ, được tổ chức vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán.

Khi mùa xuân về trên những bản làng xa xôi, người Dao Đỏ lại nhộn nhịp, háo hức đón một năm mới với hi vọng được bình an, mạnh khỏe, thành công và may mắn. Từ đó lễ Tết nhảy Sapa với 14 điệu nhảy truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ra đời. Mỗi một điệu nhảy đều mang một ý nghĩa văn hóa, tâm linh riêng gửi gắm những tâm tư, tình cảm của người Dao. Chúng đều xuất phát từ mục đích là khởi đầu một năm mới, xua đuổi đi những vận xui xẻo, tàn ma trong năm cũ. Đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ, hùng dũng của thanh niên trai tráng, sự mềm mại điệu đà của các cô gái Dao xinh đẹp.

Lễ hội truyền thống của người Dao
Tết nhảy

Trong suốt chiều dài lịch sử, lễ hội Tết nhảy Sapa đã đồng hành cùng người Dao Đỏ, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ.

Lễ thường được tổ chức tại nhà tộc trưởng, cả dòng họ sẽ họp mặt rồi thực hiện lần lược các nghi lễ tâm linh truyền thống. Vào cuối giờ thìn cho đến giờ dậu, tầm khoảng 5 giờ chiều là thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ hội Tết nhảy. Nó là một trong các hoạt động đặc trưng của người Dao đỏ vào ngày Tết âm lịch làm nên nét bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo.

Trước thềm Lễ hội Tết nhảy, các nam thanh nữ tú người Dao đỏ sẽ cùng nhau luyện tập các điệu múa truyền thống. Các cô gái xúng xính váy hoa, thêu những chiếc áo mới dành cho ngày hội lớn nhất trong năm. Các thành viên trong tộc họ cũng tập trung sớm trước một tới hai ngày để trang trí ở nhà ông trưởng họ chuẩn bị lễ hội.

Bàn thờ tổ tiên của tộc họ lập ở gian phòng chính và được trang hoàng bởi những hoa văn rực rỡ. Chữ, hoa quả, đèn màu. Ở cửa nhà thờ người ta sẽ dán lên các hình cắt giấy thủ công có hình mào gà trống và tam thanh, trần bàn thờ là hoa văn mặt trời. Một vài câu đối được viết tỉ mỉ trên giấy hồng hai bên bàn thờ với nội dung mong muốn “Người ở hiền gặp lành”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội Tết nhảy sẽ trải qua nhiều giai đoạn, nghi thức. Đầu tiên sẽ là 14 điệu nhảy dẫn đường theo sự chỉ dẫn của ông trưởng họ và thầy cúng được thực hiện bởi các chàng trai bản. Trong phần này còn có tục “tắm than” vô cùng độc đáo nhắm mục đích gột rửa để trong sạch sẵn sàng bước vào nghi lễ.

Sau đó sẽ đến nghi thức rước tượng tổ tiên đầy long trọng cùng các điệu nhảy dâng lễ vật bày tỏ sự cung kính, biết ơn của con cháu người Dao đỏ. Cuối cùng, để kết thúc buổi lễ chính là các hoạt động vui chơi, tất cả thành viên trong họ sẽ tập trung ăn uống, đốt lửa suốt đêm. Ngày Tết đầu năm trôi qua trong không khí tưng bừng, náo nhiệt.

Lễ hội Tết nhảy là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Sapa, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của người Dao.

Lễ hội truyền thống của người Dao: Lễ hội cầu mùa

Lễ hội cầu mùa là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống và cũng là Lễ hội dân gian tín ngưỡng văn hoá nông nghiệp của cộng đồng dân cư dân tộc Dao ở Sơn La. Đây là lễ hội truyền thống của người Dao rất độc đáo.

Lễ hội cầu mùa diễn ra gồm 2 phần là phần Lễ và phần hội nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, mang tính cộng đồng, truyền thống đoàn kết và mang giá trị văn hóa của địa phương.

Lễ hội truyền thống của người Dao
Lễ hội cầu mùa

Ở phần Lễ, được tổ chức tại một địa điểm là ở đầu bản, đây là phong tục truyền thống của người Dao từ ngàn xưa để cầu cho mọi người trong bản luôn khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, có mùa bội thu và phát triển chăn nuôi được nhiều, bản làng hòa thuận, đoàn kết.

Tiếp lễ cúng là các trưởng dòng họ, người có uy tín và thầy cúng trong bản của người Dao tổ chức nghi lễ nhảy múa để xua đuổi mọi điều không tốt, đuổi tà ma trong dân làng và đặc biệt là thực hiện nghi thức quay đầu gà để chọn ra người tiên phong, mở đầu cho vụ sản xuất mới trong năm. Quay đầu gà, mỏ gà hướng về người nào thì người đó sẽ là người đầu tiên nhất cuốc ra để gieo hạt hay trồng các loại cây trên nương, sau đó, người dân trong bản mới được thực hiện.

Lễ cấp sắc – Nghi lễ bắt buộc của người Dao Đỏ

Mội trong những lễ hội truyền thống của người Dao phải kể đến Lễ Cấp sắc của người Dao đỏ.

Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, nếu chưa được cấp sắc thì dù sống tới già vẫn bị coi là chưa trưởng thành.

Là nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào vùng cao, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người đàn ông dân tộc. Đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của một người đàn ông Dao Đỏ, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người đồng bào dân tộc. Cũng như có sức hấp dẫn không chỉ đối với chính đồng bào dân tộc nơi đây, mà còn là phong tục thu hút sự quan tâm của nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng núi cao phía Bắc và các du khách thập phương.

Lễ hội truyền thống của người Dao
Lễ hội Cầu mùa

Người Dao Đỏ thường sinh sống ở khắp vùng Đông – Tây Bắc nhưng chủ yếu tập trung nhiều các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái.

Như vậy đồng nghĩa với việc không được mời tham gia vào các công việc hệ trọng trong làng bản. Còn người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Đây chính là điểm thú vị cũng như có thể coi là một thử thách của người Dao Đỏ vì theo như tôi được biết kinh phí để tham dự và tổ chức một lễ hội như thế này là không hề nhỏ.

Như vậy, lễ hội là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Ngoài 2 lễ hội kể trên, mỗi địa phương người Dao cư trú, hoặc các nhánh người Dao khác nhau lại có những đặc trưng văn hóa khác nhau. Tây Bắc TV chúc bạn có chuyến trải nghiệm du lịch văn hóa tại Sapa thú vị.

Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc theo địa chỉ:

Châm Võ

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *