Bật mí về việc khai thác mật ong rừng ở Tây Bắc.

Mật ong rừng là một trong những đặc sản của Tây Bắc, đang được nhiều người quan tâm. Để có được giọt mật tươi, ngon và thơm nức mũi thì người dân phải trải qua quá trình đi lấy mật khá vất vả. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho các bạn về các công đoạn khai thác mật ong rừng ở Tây Bắc.

Ảnh tổ mật ong rừng Tây Bắc
Tổ mật ong rừng Tây Bắc khi còn trên cây

Mật ong rừng là gì?

Mật ong rừng là mật của các loài ong sinh sống, làm tổ trong rừng. Mật ong rừng hoàn toàn tự nhiên rất khác biệt với mật ong nuôi. Các bạn có thể tham khao bài viết:

để phân biệt được mật ong tự nhiên và mật ong nuôi tại nhà.

Mật ong được hình thành là nhờ quá trình ong thợ đi hút mật của các loài hoa. Sau đó, chúng giữ mật hoa trong dạ dày mật của mình. Tại đây, diễn ra quá trình chuyển hóa enzyme chuyển mật hoa thành mật ong. Mật được ong thợ cất giữ trong tổ rất cẩn thận. Tuyệt đối, không có nước mưa ngấm vào. Vì thế, lượng nước trong mật ong rừng chỉ chiếm khoảng 19%.

Mật ong rừng và mật ong nuôi cái nào tốt hơn?

Dù nuôi hay lấy trong rừng thì đều là mật ong nguyên chất. Trừ những trường hợp vì lợi nhuận mà người nuôi có thêm một số thao tác trái quy luật tự nhiên để có lượng mật nhiều nhất có thể.

Tuy nhiên, mật ong rừng thì số lượng các loài hoa, trong đó có các hoa dược liệu sẽ nhiều hơn. Vì thế, khách hàng thường thích mật ong rừng hơn mật ong nuôi.

Mật ong rừng có tác dụng gì?

Mật ong rừng có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người như:

Chăm sóc da, cải thiện tình trạng da dầu. Giúp ngăn ngừa mụn và làm đẹp da.

Trong mật ong có chất kháng khuẩn vì thế dùng mật ong giúp liền sẹo và nhanh lành vết thương.

Giúp ngủ ngon, tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng bệnh dạ dày và cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Thời điểm khai thác mật ong rừng

Ong thường tích mật từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, thời điểm để khai thác mật ong rừng tốt nhất là khoảng tháng 4, tháng 5. Nếu khai thác sớm quá, tổ ong chưa to, mật chưa nhiều. Đến tháng 6 thì mưa nhiều, lượng mật không đảm bảo.

Riêng đối với mật ong đá (loại ong làm tổ trong hang đá), thì tầm tháng 6 mật ong đã già. Phù hợp để khai thác mật ong đen.

Bật mí về việc khai thác mật ong rừng ở Tây Bắc.

Ong rừng thường làm tổ trên các cây cao, vách đá cao, hang đá. Vì thế, việc khai thác mật ong khá vất vả.

Tìm tổ là công đoạn đầu tiên để khai thác mật ong rừng.

Thường thì đầu tháng 3 người dân sẽ co những chuyến đi rừng để tìm tổ ong. Đánh dấu vị trí để đến tháng 4, tháng 5 khai thác. Đồng bào có những quy ước rất đặc biệt và ai cũng tôn trọng điều đó. Nếu như vị trí tổ ong có đánh dấu thì chứng tỏ tổ ong đã có chủ. Và người đến sau không được lấy.

Lấy mật công đọn quan trọng nhất

Quá trình khai thác mật không đơn giản như lấy mật nuôi. Ong nuôi là giống đã được thuần hóa. Vì thế, ong “hiền” hơn rất nhiều so với ong rừng. Số lượng người đi lấy cũng tùy vào vị trí của tổ ong mật. Nếu tổ ở dưới thấp thì chỉ cần 2 đến 3 người. Nhưng với những tổ lớn, trên cao, độ nguy hiểm nhiều thì nhóm đi rừng khoàng 5 đến 7 người.

Những tổ dưới thấp, ít nguy hiểm, bà con thường dùng phương pháp truyền thống là hun khói, dùng lửa để đuổi ong đi. Sau đó, phần nhiều tổ ong mang về vắt mật. Họ thường để lại một phần tổ để ong tiếp tục làm tổ chứ không khai thác triệt để hay tận diệt đàn ong.

Đối với những tổ ong ở trên vách đá hay cây cao hoặc tổ lớn người dân thường khai thác vào ban đêm. Bởi đêm xuống, ong khó nhìn thấy đường nên hạn chế được khả năng tấn công người. Cũng như khai thác ong vào ban ngày, ban đêm người dân vẫn phải dùng lửa để đảm bảo an toàn.

Hiện nay, người dân bản địa đi lấy mật hầu như không sử dụng đồ bảo hộ. Một phần là không có, một phần không quen.

Vắt mật

Sau khi tổ ong được đưa về đến nhà, họ sẽ vắt mật và đóng vào can để vận chuyển về phố. Trước đây, bà con thường dùng khan voan vắt mật bằng tay. Cách vắt ngày vừa nhanh vừa lấy được nhiều mật. Tuy nhiên, trong các tổ vẫn còn ong non vì thế khi vắt sẽ khiến các con ong vỡ ra. Nước ở con ong non sẽ lẫn cả vào mật khiến mật nhanh bị chua nếu không biết cách bảo quản.

Hiện nay, bà con thường dùng cách vắt mật đảm bảo hơn. Đó là, dùng khăn xô lớn, đặt lên một cái rổ lớn rồi đổ cả mật cả sáp lên. Để mật tự chảy xuống chứ không bóp vắt nữa. Cách vắt này giúp mật “sạch” hơn, không bị lẫn chất khác. Màu mật tươi hơn và cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có dụng cụ vắt mật ong tại sao bà con không dùng? Tổ mật ong rừng bé, lớn, không đồng đều. Quá tình vận chuyển từ rừng về cũng không thể để nguyên tổ được nên rất khó để sử dụng máy vắt.

Giá thành của mật ong rừng Tây Bắc.

So với mật ong nuôi, giá của mật ong rừng khá cao. Khoảng 600.000 đồng đến hơn 1.000.000 đồng 1 lít. Tùy vào từng loại mật.

Bạn đã có mật ong trong nhà để chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn chưa? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Châm Võ

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *