Các dân tộc ở Tây Bắc với nền văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng cùng với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ đã tạo nên nét đẹp riêng cho vùng cao Tây Bắc.

Tây Bắc ở đâu?

Tây Bắc là vùng núi cao hiểm trở phía Tây của miền Bắc Việt Nam, tính từ ranh giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)  theo hướng Tây Bắc- Đông Nam song song với thung lũng sông Hồng. Từ phía Đông sang Tây được đánh dấu bởi dãy núi cao Hoàng Liên Sơn dài 180km có đỉnh Fansipan cao nhất Việt Nam.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Các dân tộc ở Tây Bắc

Các tỉnh Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Về mặt hành chính, Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. với tổng diện tích là khoảng 5,645 triệu ha chiếm 10,5 % so với tổng diện tích cả nước. Tây Bắc do địa hình đồi núi là chủ yếu nên số lượng dân cư ở Tây Bắc chỉ khoảng 4,5 triệu người.

Đây là khu vực cư trú của nhiều dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc mê lòng du khách bốn phương.

Các dân tộc ở Tây Bắc

Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như:

  • Tày
  • Nùng
  • Thái
  • Mường
  • Mông
  • Dao
  • Kinh
  • Hoa
  • Khơ Mú
  • Lào
  • Lự
  • Hà Nhì
  • Kháng
  • La Hủ
  • Si La
  • Phù Lá
  • Bố Y
  • Mảng
  • Giáy
  • Lô Lô
  • Pà Thẻn
  • Phù Lá
  • Cờ Lao,
  • La Chí…

Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như:

  • Lễ hội Lồng Tồng,
  • Chợ tình Khâu Vai
  • Múa sạp
  • Múa xòe
  • Hát then
  • Nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi…

Hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các phiên chợ bản…

Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với cáy pỉnh, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố…

Giới thiệu một số nét đẹp văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc

Mưu sinh từ lâu đời trên những ngọn núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Mỗi một dân tộc lại có một nét riêng trong dòng chung văn hóa dân gian Tây Bắc.

Văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở Tây Bắc

Nét đặc trưng riêng biệt nhất của văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc phải kể đến ẩm thực. Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt.

Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn thường được chế biến theo phương pháp đặc trưng, trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Thịt gác bếp

Đến với Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức những món độc lạ. Nổi bật nhất trong đó cần kể đến:

Bạn có thể tham khảo thêm về văn hóa ẩm thực ở Tây Bắc qua loạt bài viết sau:

https://taybac.tv/cach-nau-canh-mon-da-trau-cuc-hap-dantay-bac-tv/

https://taybac.tv/bo-xit-chien-gion-mon-ngon-kho-cuongtay-bac-tv/

https://taybac.tv/thit-ba-chi-gac-bep-xao-mang-dam-huong-vi-tay-bac/

https://taybac.tv/ba-chi-hun-khoi-tay-bac-lam-mon-gi-ngon-2023tay-bac-tv/

Trang phục truyền thống của các dân tộc ở Tây Bắc

Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc, bộ trang phục truyền thống chính là bản sắc dân tộc riêng.

Trang phục của người Thái thường gồm áo cóm, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bạc.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Trang phục dân tộc Thái

Trang phục của người Dao lại có những hoa văn hồng, đỏ, xanh, đen kết hợp lại với nhau giúp tỏa sáng. Một bộ trang phục của cô gái Dao thường gồm áo, xà cạp, yếm, váy. Ngoài ra, các cô gái nơi đây còn kết hợp trang phục để tạo nên sự hoàn chỉnh nhất trong trang phục… Mỗi nhánh người Dao lại có một kiểu trang phục truyền thống riêng.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Trang phục của dân tộc Dao đỏ

Người Mông chủ yếu váy áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…

Các dân tộc ở Tây Bắc
Trang phục dân tộc Mông

Tham khảo trang phục các dân tộc ở Tây Bắc tại đây.

Kiến trúc nhà ở của các dân tộc ở Tây Bắc

Văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc còn in đậm trong kiến trúc nhà ở. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.

Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướn hạn phủ táy”. Những ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài hòa giữa không gian sống, thiên nhiên và con người. Người Thái làm nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Kiến trúc nhà sàn

Người Dao thường tạo nên các công trình nửa trệt nửa sàn phong phú. Kiểu nhà truyền thống của người Dao được thiết kế ba gian, chắp ghép lại với nhau bằng những nguyên liệu rời rạc.

Người Mông thường xây dựng nhà trệt, không gác. Nhà ở gồm ba gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ. Gian chính được người dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên. Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt, gian trong dành cho việc bếp núc.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Kiến trúc nhà của người Mông

Dù xây dựng theo lối kiến trúc nào đi chăng nữa, mỗi kiến trúc đều thể hiện rõ ràng nét văn hóa của các dân tộc ở Tây Bắc.

Đặc trưng lễ hội của các dân tộc ở Tây Bắc

Lễ hội là nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc ở Tây Bắc, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu như sau:

Lễ hội xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng

  • Là một lễ hội của các dân tộc ở Tây Bắc  gồm: Tày, Nùng.
  • Thời gian tổ chức: Ngày 8 Tết âm lịch
  • Các địa điểm: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La
Các dân tộc ở Tây Bắc
Lễ hội xuống đồng

Lễ hội xuống đồng được chia thành 2 phần chính: phần lễ, phần hội. Phần lễ là phần mang các nghi thức tâm linh như tục rước đất, tục rước nước, lễ cúng và cày đồng,… Tục rước đất, và rước nước sẽ được tổ chức từ lúc sáng sớm.

>> Xem thêmCác lễ hội đặc sắc tại Lai Châu

Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

  • Lễ hội của dân tộc Mông
  • Thời gian: Tùy từng vùng, thường là mùng 2-4 Tết âm lịch
  • Địa điểm: Các vùng người Mông ở Tây Bắc

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất của đồng bào Mông.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Lễ hội Gầu Tào

Nguồn gốc ban đầu của người Mông khi thực hiện Lễ hội Gầu Tào chỉ đơn thuần là cầu tự “cầu con”, Sau này, được nhân rộng và tổ chức thường xuyên và là lễ hội của cả cộng đồng làng.

Bởi vậy, ngoài ý nghĩa vốn có ban đầu đã biến đổi. Ngoài việc cầu con, lễ hội Gầu Tào còn cầu sức khỏe, mùa màng bội thu hay cầu may mắn, cầu cho cuộc sống ấm no và thịnh vượng..

Lễ hội Hoa Ban của dân tộc Thái

  • Lễ hội của dân tộc Thái
  • Thời gian: 5/2 âm lịch
  • Địa điểm: Các tỉnh vùng Tây Bắc

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội để cầu mưa và cầu phúc cho bản, cho mường của dân tộc Thái. Lễ hội thường tổ chức khi hoa ban nở trắng núi rừng. Đây là một trong các lễ hội của các dân tộc ở Tây Bắc được mong chờ nhất.

Theo quan niệm của đồng bào Thái, hoa ban là tượng trưng của tình yêu, lòng hiếu thảo và sự biết ơn.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Lễ hội hoa ban

Lễ hội nhảy lửa

  • Lễ hội của người Dao đỏ và Pà Thẻn
  • Thời gian: cuối năm âm lịch cho đến rằm tháng giêng
    Các dân tộc ở Tây Bắc
    Lễ hội nhảy lửa

Theo quan niệm của người Dao đỏ và người Pà Thẻn lễ hội nhảy lửa là để dân bản tạ ơn thần linh vì đã phù hộ cho bản làng một năm có mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt, đồng thời cầu mong thần linh sẽ tiếp tục che chở cho bản làng phòng tránh mọi tai ương, có cuộc sống ấm êm và no đủ.

Lễ hội cầu mưa

  • Lễ hội của người Thái
  • Thời gian: tháng 4 – 5

Lễ hội cầu mưa là lễ hội văn hóa của dân tộc Thái. Lễ hội cầu mưa mang đầy đủ những nét riêng biệt trong bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc ở Tây Bắc nói chung.

Các dân tộc ở Tây Bắc
Lễ hội cầu mưa

Lễ hội sẽ gồm 2 phần: lễ và hội, phần lễ nhằm cúng thần linh – vị thần cai quản mưa nắng, phần hội tạo nên tiếng cười thoải mái vừa giáo dục nhân cách và phẩm hạnh giúp con người ta vươn tới cái đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Thái đã có.

Lễ hội Bun Vốc Nặm ( Lễ hội té nước)

  • Lễ hội của dân tộc Lào
  • Địa điểm: Phong Thổ – Lai Châu
  • Thời gian: Tháng 3
    Các dân tộc ở Tây Bắc
    Lễ hội vốc nặm

Lề hội Vốc nắm là một trong các lễ hội các dân tộc ở Tây Bắc rất độc đáo của dân tộc Lào ở Lai Châu. Lễ hội thường được tổ chức đều đặn hàng năm mục đích nhằm cầu cho trời mưa thuận, gió hòa, cho mùa màng tốt tươi, cho người người khỏe mạnh.

Lễ hội Bun Vốc Nặm sẽ chia gồm 2 phần: lễ và hội. Trong phần lễ đồng bào sẽ tái hiện phần lễ cúng cầu mùa. Phần hội gồm múa xòe và phần được mong mỏi nhất là té nước.

Xem thêm các lễ hội của các dân tộc ở Tây Bắc

https://taybac.tv/le-hoi-cau-an-ban-muong-01-tin-nguong-cua-dan-toc-thai/

https://taybac.tv/le-hoi-dan-toc-thai-01-suc-hut-ky-latay-bac-tv/

https://taybac.tv/doc-dao-le-hoi-xen-ban-xen-muong-2023tay-bac-tv/

https://taybac.tv/le-hoi-hoa-ban-ton-vinh-ve-dep-nui-rung-tay-bac/

 

Châm Võ

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *