Lễ hội Lồng tồng là một nét văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc, lế hộ này còn có tên gọi khác là Hội xuống đồng, Hội Lồng thồng, Hội Lùng tùng. Là một trong những lễ hội rất nổi tiếng của đồng bào các dân tộc như Tày, Dao, Thái, Nùng, Sán Chỉ.
Lễ hội Lồng tồng mang dấu ấn văn hóa tín ngưỡng phồn thực, là một hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho cây cối tốt tươi, cầu cho mùa màng bội thu. Hôm nay Tây Bắc TV cùng bạn khám phá nét văn hóa đặc sắc có một không hai này.
Nguồn gốc của lễ hội Lồng tồng:
Trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc thì Lễ hội Lồng tồng có nghĩa là xuống đồng , được hiểu theo đồng bào lồng là xuống, tồng là đồng. Đây là một lễ hội mang tính chất nghi lễ trong nông nghiệp từ xa xưa, mang ý nghĩa mở đầu cho một mùa sản xuất mới.
Cũng giống như người Việt từ xa xưa, đồng bào các dân tộc miền núi phía Tây Bắc, như Tày, Dao, Thái, Nùng, Sán Chỉ đã sinh sống và gắn bó với thiên nhiên, với núi đồi, với bản làng, với ruộng đồng và nương rẫy nên trong các phong tục, tập quán của đồng bào luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Lễ hội Lồng tồng được các dân tộc nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm vì nó gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người.
Trong lễ hội còn có lễ tạ Thần Nông, thần Thành Hoàng. Cầu cho mùa màng được bội thu, gia súc sinh sôi phát triển, người dân khỏe mạnh, bản làng yên ấm, mọi nhà no đủ, hạnh phúc…
Lễ hội Lồng tồng là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao. Lễ hội cũng kép lại sau một năm trước lao động vất vả, đến lễ hội Lồng tồng là để bà con có những ngày có giờ phút nghỉ ngơi, đi chơi thanh thản, cũng để mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi nhau, chúc tụng nhau.
Đồng thời lễ hội Lồng tồng cũng là dịp cho các cô gái, chàng trai tìm hiểu, giao duyên kết duyên tình cảm và thể hiện những tiếng hát lời ca theo các thể loại nghệ thuật dân gian như then sli, lượn, đàn tính, kèn …
Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào mùa nào
Trong những ngày đầu xuân năm mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên và đất trời, cũng là thời điểm cho nhiều lễ hội truyền thống trên khắp mọi miền đất nước bắt đầu khai hội. Trong đó có lề hội Lồng tồng.
Trong không khí của lễ hội Lồng tồng, ta bắt gặp các cụ già phơ phơ mái tóc bạc, những người trung niên đội lễ lên cùng các vật thịnh.
Du khách bắt gặp các cô thôn nữ với áo váy xúng xính, khăn thêu thổ cẩm cũng chen chân trong dòng người tấp nập kéo về hội lễ, với tiếng nói cười khúc khích, vui tươi, trẻ trung như mùa xuân tràn đầy sức sống.
Lễ hội Lồng tồng cũng được diễn ra vào dịp tháng Giêng hàng năm. Tùy theo phong tục, tập quán của từng địa phương, của từng dân tộc mà lễ hội được tổ chức vào những ngày khác nhau.
Thời gian của lễ hội thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Thường thì lễ hộ Lồng tồng thường diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày 25.
Địa điểm để tổ chức lễ hội Lồng tồng
Theo tục lệ, Vào ngày tổ chức lễ hội Lồng tồng, bà con trong bản chọn ra một đám ruộng to nhất để tổ chức lễ hội.
Đám ruộng to, bằng phẳng để vừa tổ chức phần lễ, vừa để tổ chức phần hội.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng
Đối với lễ hội Lồng tồng là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất trong một năm của đồng bào các dân tộc vùng cao. Chính vì thế mà công tác chuẩn bị cho lễ hội được bà con dân bản chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo.
Để tổ chức lễ hội Lồng tồng trang trọng và đảm bảo truyền thống, các bản phải chuẩn bị và chọn một thửa ruộng to gần trung tâm, bằng phẳng thuận tiện cho việc tổ chức những đường cày theo nghi thức xuống đồng, tổ chức hội thi cấy.
Các bản cũng phải chọn một người đàn ông khỏe, đạo đức tốt được mọi người trong bản tín nhiệm, làm ăn trong vụ trước đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Một chiếc cày đẹp, chắc khỏe, có dán giấy màu, chọn một con trâu khỏe, để thực hiện những đường cày đầu tiên của năm mới.
Trước ngày diễn ra lê hội thì tất cả các hộ gia đình trong bản đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh đường xá sạch sẽ cũng như chuẩn bị nhiều lương thực, thực phẩm, nhất là các loại đặc sản để đón các vị khách đến thăm gia đình.
Vào ngày diễn ra lễ hội Lồng tồng. Ngoài đồng của Bản là nơi tổ chức lễ hội, thì mỗi gia đình phải chuẩn bị một mâm cỗ tùy theo khả năng của mội gia đình.
Mâm cỗ cúng có đầy đủ gà luộc, thịt lợn luộc, bánh chưng, xôi màu đỏ và xôi màu vàng tượng trưng cho, mặt trời, mặt trăng âm dương thể hiện những mơ ước, khát vọng một cuộc sống ấm đủ, sự sinh sôi nảy nở mà người dân gửi gắm.
Mâm cỗ mang hàm ý phô bày sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ trong gia đình với việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như chè lam, bánh bỏng, bánh chưng, bánh giầy…
Theo truyền thống thì trên mỗi mâm cỗ đều có một chiếc bánh nhiều màu sắc mang hình bông hoa. Mỗi mâm cỗ còn phải có thêm hai quả còn, được làm bằng vải có màu, bên trong nhồi cát, bông, phải có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.
Phần lễ
Theo truyền thống thì phần lễ trong lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc vùng cao chủ yếu là cúng tế trời đất và các vị thần linh với mục đích là để tạ ơn thần linh giúp cho mùa màng bội thu.
Mâm cỗ cúng lễ được đặt trang trọng trên bàn đặt ở giữa khu đất bằng phẳng, ngay trên bờ ruộng, nơi có dựng sẳn sân khấu lễ hội.
Nghi lễ cúng tế được các bậc cao tuổi trong bản tiến hành như cúng thần bản, thần suối, rước nước, cúng thần núi, cúng cây …
Phần lễ trong lễ hội Lồng tồng với mong muốn thần linh sẽ che chở và ban cho con người nguồn nước để ban cho mưa thuận gió hòa , ban nước tưới cho những cánh đồng, để mùa màng được bội thu, ban cho con người sức khỏe để cày cấy.
Tất cả những khát vọng của bà con dân bản về cuộc sống no đủ, ấm no, hạnh phúc, sinh sôi nảy nở, mọi điều an lành. Được người dân gửi gắm vào mỗi mâm cỗ của mình dâng lên các vị thần linh.
Phần hội
Trong lễ hội Lồng tồng, phần hội diễn ra sôi nổi và vui nhộn có sự tham gia của hàng nghìn người dân trong bản/ xã và du khách thập phương với các trò chơi dân gian truyền thống như: ném còn, bắn nỏ, đánh yến, kéo co, đấu gậy, bắn nỏ …
Tất cả các trò chơi trong lễ hội Lòng tồng đã thể hiện sự gần gũi, đoàn kết và tinh thần cộng động rất cao của những người tham gia. Những hình thức và các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Bên cạnh các trò chơi dân gian mang tính chất giải trí thì trong lễ hội Lồng tồng, hội thi cấy lúa được rất nhiều người chú ý và tham gia. Mỗi bản (làng) sẽ chọn ra những người phụ nữ khỏe mạnh, khéo léo, nhanh nhẹn và cấy giỏi nhất để tham gia hội thi.
Ý nghĩa của lễ hội Lồng tồng
Lễ hội Lồng tồng còn gọi là hội xuống đồng, lễ hội lòng tòng của người Tày và của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây bắc là một trong những lễ hội mang nét quy tụ những nét văn hóa đặc trưng nhất của của đồng bào dân tộc nơi đây.
Đây là sản phẩm của nền văn minh lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta, đã tạo dựng một cách rât tự nhiên tất yếu của đồng bào các dân tộc. Là sảm phẩm văn hóa của tập quán sinh sống, thành cộng đồng dân cư.
Lễ hội Lồng tồng được nảy sinh và lưu truyền trong các cộng đồng dân cư theo quy mô từng bản. Chủ nhân của Lễ hội là từng hộ gia đình trong cộng đồng.
Trên nền tảng văn hóa của dân tộc ta, lế hội Lòng tồng của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương về tham gia. Với sự chia sẻ của Tây Bắc TV, hy vọng bạn có thêm một khám phá mới trong chuyến du lịch tây Bắc. Chhucs bạn vui vẻ và hạnh phúc.
Liên hệ Tây bắc TV
Địa chỉ: 264 Trần Hưng Đạo phường Đoàn Kết thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 0378308666
MINH PHONG