Rễ cây tắc kè đá có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người. Tây Bắc TV sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết về loại cây này qua bài viết.
Cây tắc kè đá là cây gì
Cây tắc kè đá đó là loại cây thường mọc hoang ở rất nhiều nơi. Loại cây này có cùng họ với các loài cây dương xỉ, điều đó rất dễ khiến chúng ta bị nhầm lẫn. Cây tắc kè đá sống phụ sinh ở trên đá hoặc ở trên những thân gỗ lớn, thân rễ cây tắc kè đá có dạng mầm và luôn được phủ lên vảy màu vàng bóng.
Cây tắc kè đá thường có 2 dạng lá, mỗi lá cây thường có độ dài từ 25-45cm, phiến lá có màu xanh, lá thường xẻ thùy lông chim, mỗi chiếc lá lại có từ 3 đến 7 cặp lông chim, cuống lá có chiều dài từ 10- 20cm. Có loại lại có hình trái xoan thường khô, mang màu nâu và ôm lấy thân, mặt dưới của lá thường có các túi bào tử nằm rải rác nhưng không đều nhau.

Tắc kè đá:
Tên gọi khác có thể gọi là Tổ rồng, Tổ phượng hay Cốt toái bổ, Bổ cốt toái.
Tên gọi của các nhà khoa học là: Drynaria bonii Christ
Tên dược theo y học: Rhizoma Drynariae
Thuộc họ: Dương xỉ
Cây tắc kè đá thường phân bố ở rất nơi, nhiều quốc gia trên thế giới như nước Lào, nước Thái Lan, nước Campuchia và Việt Nam… Ở trên nước ta, loại cây này mọc hoang nhiều ở một số tỉnh thành như Hòa Bình; Lạng Sơn; Lào Cai; Sơn La, Nghệ An, Khánh Hòa…
Tác dụng của rễ cây tắc kè đá
Cây tắc kè đá nói chung và rễ cây tắc kè đá nói riêng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người.
Những người sau đây nên sử dụng rễ cây tắc kè đá
Người mắc chứng bệnh bị ù tai hay đau lưng do thận hư
Bệnh nhân thường bị đau, bị mỏi gối, bị đau nhức xương khớp
Người đã bị chấn thương dẫn đến bị bong gân, tụ máu
Bệnh nhân mắc chứng bệnh phong thấp
Trẻ conbị còi sương, người già chân tay đã mềm yếu
Bệnh nhân bị tiêu chảy lâu ngày kéo dài
Người hay bị chảy máu chân rang hay thường xuyên đau răng.

Thu hái, chế biến và bảo quản thân, rễ cây tắc kè đá
Ở những nơi có cây tắc kè đá, người đan có thể hái thân, rễ cây tắc kè đá ở mọi thời điểm trong năm. Khi đã lấy được cây tắc kè đá, thì chỉ giữ lại thân và rễ cây tắc kè đá, các bộ phận khác thì đem bỏ đi. Sau đó mang cạo bỏ lông, đem thái nhỏ. Có thể tận dụng trời nắng để phơi khô hoặc mang sấy khô
Lưu ý trước khi dùng cần mang đi đốt nhẹ sao cho cháy hết toàn bộ phần lông phủ ở bên ngoài. Sau đó đem thân, rễ cây tắc kè đá mang đi ủ cho mềm rồi sao cho vàng

Có rất nhiều cách bảo quản thân, rễ câu tắc kè đá. Cách mà người dân hay bảo quả đó là đóng gói dược liệu vào túi ni long, bảo quản ở nơi thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Những người không nên sử dụng thân, rễ cây tắc kè đá
Người âm hư, huyết hư thì không nên sử dụng các bài thuốc từ tắc kè đá.
Cần thận trọng trong khi sử dụng các dược liệu khi bị ứ máu hay thiếu âm kèm nội nhiệt.
Do vậy trước khi sử dụng thân, rễ cây tắc kè đá bạn, cần chủ động xin tham vấn y khoa để bạn được hướng dẫn một cachs cụ thể về liều lượng có những bài thuốc thích hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.
Hướng dẫn bạn cách ngâm rượu rễ tắc kè đá
Cách ngâm rượu rễ tắc kè đá tươi
Bước thứ nhất: Rửa sạch rễ cây tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sao cho thật sạch lông bên ngoài
Bước thứ hai: Rửa rễ cây tắc kè đá thêm một lần nữa và để ráo
Bước thứ ba: nên bổ đô rễ cây tắc kè đá trước khi cho vào bình đẻ ngâm. Cần ngâm theo tỷ lệ: 1 kg rễ cây tắc kè đá với khoảng 4 lít liệu là đảm bảo về tỷ lệ ngâm
Bước thứ tư. Đậy kín lắp bình ngâm trong khoảng thời gian chừng trên 60 ngày là có thể sử dụng được. Bạn càng để lâu thì rượu rễ cây tắc kè đá càng ngon.
Cách ngâm rượu rễ tắc kè đá khô
Bước 1. Rửa sạch rễ cây tắc kè đá tươi, dùng dao cạo sao cho thật sạch lông bên ngoài
Bước 2. Dùng dao thật sắc, thái rễ cây tắc kè đá thành nhiều lát mỏng với độ dày khoảng 1,5-2cm rồi mang đi phơi khoảng 5 đến 6 nắng để cho kô.
Bước 3. Sau khi rễ cây tắc kè đá đã khô, bạn cần cho vào chảo để sao chúng lên cho vàng, cho thơm rồi để cho thật nguội
Bước 4: Ngâm rẽ tắc kè đá khô với rượu trắng theo tỷ lệ 1:4 giữa tắc kè đá khô với rượu vào bình thuỷ tinh
Bước 5: Bạn đậy kín lắp bình thuỷ tinh và ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được.
Ngoài ra thân, rễ tắc kè đá có thể kết hợp với nhiều vị thuốc Đông Y khác để có những bài thuốc mang lại tác dụng của rễ cây tắc kè đá như đã nêu ở trên
Trên đây là một vài hiểu biết về rễ cây tắc kè đá. Tây Bắc TV hy vọng đã mang đến cho bạn đọc có những hiểu biết về cây tắc kè đá.