Lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Trong bài viết này, Tây Bắc TV sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lễ hội của người Mông.

Thông tin chung về dân tộc Mông ở Việt Nam

Hai tộc người Hmông và Dao bị người Hán đẩy ra khỏi vùng đất Tam Miêu ở Trung Quốc cách đây khoảng 5000 năm và đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII thì bắt đầu thiên di vào vùng Đông Nam Á.

Dựa trên màu sắc đặc điểm trang phục và ngữ âm, dân tộc Mông ở Việt Nam được chia thành 4nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Đen, Mông Xanh và Mông Hoa. Cư trú chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay, người Mông đã di cư sang nhiều tỉnh khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.

Bên cạnh những nét độc đáo về trang phục, ẩm thực thì lễ hội của người Mông cũng được nhiều người quan tâm.

Lễ hội của người Mông

Lễ hội Gầu Tào – Lễ họi của người Mông lớn nhất

Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi đồi”. Theo tiếng Quan Hỏa, người Mông 1 số nơi còn gọi là “Say Sán” có nghĩa là “Đạp núi”. Lễ hội Gầu Tào là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông mỗi khi tết đến, xuân về.

Phần Lễ là nghi thức cúng trang trọng tại khu vực dựng cây nêu để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn trời đất, cầu mong sơn thần thổ địa phù hộ độ trì ban cho bà con Nhân dân một năm mới khỏe mạnh, người người yên vui, các gia đình có con trai nối dõi tông đường để chăm sóc tổ tiên dòng họ, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn, gia súc, gia cầm sinh sôi, phát triển.

Ngoài phần Lễ thì Lễ hội Gào Tào còn có phần Hội với các trò chơi dân gian thú vị.

Mục đích của lễ hội là cúng tạ ơn trời đất đã ban cho thôn bản, dòng họ, gia đình sức khỏe. Phần lễ, được bắt đầu bằng việc lễ dựng cây nêu, mâm lễ và các bài cúng. Kết thúc phần lễ là đến phần hội. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian: bắn nỏ, múa khèn, thổi sáo, ném pao, đánh tù lu, thi hát đối đáp… Đây là cơ hội  nam nữ trổ tài, gặp gỡ, tâm sự và tìm hạnh phúc cho mình.

Đây là lễ hội của người Mông lớn nhất. Bất cứ người Mông ở địa phương nào cũng biết đến lễ hội này.

Lễ hội của người Mông
Lễ hội Gầu Tào

> Lễ hội Cầu An

https://taybac.tv/tim-hieu-le-hoi-cau-antay-bac-tv/

 

Lễ hội Nào Sồng – Lễ hội của người Mông ở Yên Bái

Lễ hội Nào Sồng được tổ chức trong những ngày đầu năm mới. Lễ hội Nào Sồng giống như một hội nghị của người Mông nhằm đưa ra các quy định, quy ước cho công việc của cả làng, cả bản trong suốt một năm.

Các lễ hội khác, khi bắt đầu vào lễ hội, già làng thường phải làm lễ tế trời đất, nhưng ở lễ hội “Nào Sồng” thì không. Khi mọi người tập hợp đông đủ, già làng đứng lên giới thiệu với mọi người trong thôn về những vị khách đã đến dự, và bắt đầu chủ trì lễ hội.

Nội dung của lễ hội được già làng thực hiện bằng việc nêu ra những quy định của thôn, bản cũng như hương ước của làng. Cái hay là trong Lễ hội “Nào Sồng” của người Mông cũng lập ra nhiều quy định về ma chay, cưới hỏi. Sau phần lễ là đến phần hội, mọi người hòa mình trong tiếng khèn, tiếng trống cùng những bài hát, điệu khèn, các trò chơi dân tộc: ném pa pao, nhảy tha khênh, chơi tu lú, cướp trứng, bắn nỏ, đua ngựa…

Nào Sồng là lễ hội hội mang đậm nét văn hóa làng xã, độc đáo và đầy ý nghĩa nhân văn của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.

Đây là lễ hội người Mông cũng khá phổ biến, tuy nhiên quy mô tổ chức chưa lớn nên mới chỉ diễn ra ở một số địa phương.

Lễ hội của người Mông
Lễ hội Nào Sồng

Lễ hội Fansipan

Lễ hội Fansipan 2023 – những điều thú vị nhất đang đợi bạn

 

Lễ mừng cơm mới – Lễ hội của người Mông ở Si Ma Cai – Lài Cai

Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mông Si Ma Cai, là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Mông, và đã được đồng bào Mông trân trọng, gìn giữ từ đời này sang đời khác. Lễ mừng cơm mới của dân tộc Mông Si Ma Cai ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất. Đây cũng là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.

Tết Cơm mới dần trở thành một ngày tết quan trọng của cộng đồng người Mông. Sau khi tất cả các gia đình đã thu hoạch mùa màng xong, người già làng uy tín cùng với thầy cúng sẽ chọn ngày lành, tổ chức Tết Cơm mới để cúng tạ ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho dân bản một năm tới được mùa. Khi đó, mỗi chủ nhà người Mông thu lấy gùi lúa non đầu tiên, để riêng làm xôi cốm, món đồ cúng quan trọng nhất trong ngày Tết Cơm mới.

Lễ hội của người Mông
Lễ Cơm mới

Xem thêm

Lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên, bạn biết chưa|Tây Bắc TV

Lễ hội Tây Nguyên

https://taybac.tv/nhung-le-hoi-o-tay-nguyentay-bac-tv/

 

Lễ Trù Su – Lễ hội của người Mông ở Yên Bái

Lễ Trù Su là nghi lễ được một số dòng họ người Mông thực hiện vào một ngày cố định theo lịch âm, mỗi năm một lần. Thường được tổ chức vào cuối năm âm lịch.

Lễ Trù Su hay còn gọi là Lễ Cầu may, được tổ chức trong khuôn khổ dòng họ mỗi năm một lần.

Trước ngày làm lễ, mỗi hộ chuẩn bị 3 cây sậy, mấy sợi chỉ màu, mấy miếng giẻ nhỏ buộc vào nhau tượng trưng làm chổi để quét các xui xẻo, vận hạn của gia đình ra khỏi nhà. Sau đó, đem đến nhà hộ nhận đăng cai tổ chức để tập hợp cho thầy mo làm lễ giải hạn.
Những cây sậy mà các gia đình mang đến tượng trưng cho vận hạn, được bó lại. Giẻ được vấn vào nhau và đốt cháy âm ỉ khi làm lễ. Các sợi chỉ nối thành sợi dài để cuốn vào đoàn người. Lễ vật gồm một con gà, hai lù cở ngô quả, hai bát gạo, hai quả trứng, một cái nỏ, một con dao phát và một chiếc rìu.
Sáng sớm ngày lễ, trong nhà thầy mo cúng tổ tiên, giải trừ những điều không may. Sau đó, ông mo dẫn đầu đoàn người trong dòng họ đưa vận hạn ra khỏi nhà rồi đến khu đất rộng phía sau nhà, dùng sợi chỉ màu được nối từ trước đó quấn quanh đoàn người 9 vòng, tượng trưng cho sợi tâm linh bảo hộ mọi người trong dòng họ tránh khỏi vận hạn.
Lễ hội của người Mông
Lễ Trù Su

Trên đây là 4 lễ hội của người Mông đang được gìn giữ và phát triển ở các địa phương trên cả nước. Bạn còn biết thêm lễ hội nào nữa, hãy để lại thông tin để Tây Bắc TV tiếp tục bổ sung nhé!

Rate this post