Cốm Tây Bắc là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng núi phía Tây Bắc. Không chỉ là món ăn đặc sản, cốm còn là biểu tượng văn hóa của người dân Tây Bắc.
Với hương vị ngọt dịu, thanh mát và hương thơm đặc trưng, cốm đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc hay những dịp lễ tết của người dân vùng núi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử và quy trình chế biến cốm Tây Bắc
Nhắc đến món đặc sản Tây Bắc gây thương nhớ không thể không tới món cốm. Cốm Tây Bắc được làm từ hạt lúa nếp non căng tràn sữa. Hạt lúa nếp non được bàn tay khéo léo của các bà các mẹ làm nên những hạt cốm dẻo thơn, ngon nức lòng người. Cốm là thức ăn ngon lại giàu giá trị dinh dưỡng. Cốm được ăn luôn hoặc dùng làm nhiều món như: sữa hạt, kem cốm, chả cốm, chè cốm, xôi cốm…
Cốm Tây Bắc có gì đặc biệt?
Cốm Tây Bắc được chế biến từ những hạt lúa nếp nương, loại lúa nếp được trồng trên những thửa ruộng bậc thang cao nguyên. Người dân Tây Bắc thường thu hoạch lúa nếp vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm. Để làm cốm, người dân Tây Bắc sẽ chọn những hạt lúa nếp nương già, chắc mẩy, sau đó rửa sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 8 tiếng. Sau khi ngâm, lúa nếp được đem đi đồ chín, sau đó được đưa vào cối giã nhỏ, tạo thành những hạt cốm tròn, nhỏ và mịn.
Nhắc đến cốm người ta nghĩ đến nhiều loại cốm nổi tiếng như: cốm làng Vòng, cốm Tú Lệ… Nhưng có lẽ nếu ai đã một lần ăn cốm Tây Bắc sẽ không thể nào hương vị đặc biệt.
Cốm Tây Bắc chỉ chung các loại cốm trên miền Tây Bắc của tổ quốc. Đầu tiên phải kể đến cốm Tú Lệ được làm từ loại nếp Tú Lệ nổi tiếng (tiếng Thái là nếp Tan Lả) thơm ngon ở Yên Bái. Tiếp theo là cốm Tân Uyên, được làm từ hạt lúa nếp Tan Pỏm. Đây là giống lúa cổ xưa, hạt tròn, dẻo, thơm và có vị ngon rất đặc biệt. Thứ 3 là cốm Điện Biên, được làm từ hạt lúa nếp nương Điện Biên thơm ngon vào bậc nhất.
Vậy cốm Tây Bắc có gì đặc biệt?
Cốm Tây Bắc được làm thủ công nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ. Cốm Tây Bắc được làm từ hạt lúa nếp nương có vị ngon, hương thơm và độ dẻo khác hẳn với loại cốm được làm từ hạt lúa nếp bình thường. Chính thiên nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm. Cùng nguồn nước mát lành chảy ra từ núi cao đã hun đúc nên những hạt ngọc của trời.
Cốm Tây Bắc không có chất bảo quản, nói không với nhuộm phẩm màu. Màu xanh của cốm có được là màu xanh tự nhiên của hạt lúa nếp non.
Cách làm ra cốm Tây Bắc
Nguyên liệu làm cốm Tây Bắc
Lúa nếp non đặc sản: lúa nếp Tú Lệ, lúa nếp Tan Pỏm, lúa nếp non Điện Biên…
Khâu chọn hạt lúa non cần chú ý: lúa không được quá non, không được quá già. Ở giai đoạn có thể tách hạt mà vẫn ngậm sữa. Người dân lành nghề chỉ cần nhìn độ cúi đầu của bông lúa sẽ biết được giai đoạn cần thu hoạch lúa cốm.
Dụng cụ làm
Chảo rang cốm
Cối chày giã cốm
Giần, sàng để sảy cốm
Cách làm ra cốm Tây Bắc
Tuốt hạt thóc
Người Thái Tây Bắc dùng đôi bàn tay chăm chỉ của mình tuốt những hạt lúa non còn căng tràn sữa cho ra rổ để ráo nước. Những bông lúa được lựa chọn ký càng trước khi tuốt hạt. Người dân đã truyền tay bí kíp tuốt lúa nhanh và không đau tay. Dùng cái bát con úp vào bông lúa rồi tuốt.
Rang thóc cốm
Người dân Thái Tây Bắc dùng chảo gang dày mình, độ rộng to để rang hạt thóc non sẽ không bị cháy và cho ra hạt cốm dẻo ngon. Người dân sử dụng loại cây củi trên rừng để rang cho an toàn chứ không biết đến bếp than tổ ong.
Khi rang cốm các mà, các mẹ cần đảo liên tay để hạt cốm chín đều, không cháy. Không được để lửa lúa úa to hoặc quá nhỏ. Một mẻ cốm rang thủ công mất tầm 1 tiếng đồng hồ. Đây là công việc vất vả và kỳ công.
Giã cốm
Để làm ra những hạt cốm dẻo thơm còn giữ nguyên vị đậm đà của hạt ngọc trời, sức quyến rũ của của hương thơm vùng núi cao. Người Thái Tây Bắc dành trọn thời gian, tâm sức để tạo ra những hạt cốm ngon mê mẩn lòng người.
Nếu khâu rang cốm là khâu quyết định độ ngon thì khâu giã cốm là khâu quyết định vẻ đẹp của hạt cốm. Giã vừa phải đều chân, đều tay. Nhịp nhàng giữa người giã và và người đảo cốm.
Người dân dùng cối bằng gỗ hoặc si măng, chày gỗ to đã giã cốm. Cốm được giã 10 lần mới xong. Công việc giã cốm cần nhiều tỏng gia đình cùng làm. Đây là thời khắc vun đắp nên hạnh phúc gia đình. Là công việc đem lại niềm vui, kinh tế cho bà con dân tộc còn nhiều khó khăn.
Sàng cốm
Sàng cốm là khâu cần thiết để tách hết lớp vỏ trấu ra để có thành phẩm cốm ăn ngon và tiện lợi. Khi giã bong lớp vỏ trấu người dân cho cốm đã giã lên sàng, sàng đều tay rồi sảy hết vỏ trấu đi.
Khâu sàng cốm đòi hỏi sự tỉ mĩ, khéo léo và chịu khó.
Đóng gói và thưởng thức
Cốm làm xong người Thái Tây Bắc dùng lá dong gói lại để tránh hạt cốm gặp gió sẽ khô cứng. Chúng ta có thể ăn luôn hạt cốm tươi dẻo ngọt tự nhiên, đậm đà hương vị núi cao. Hoặc ăn kèm với chuối chín. Cốm là món ăn đặc trưng của mùa thu.
Nếu gửi đi xa, người làm cốm sẽ hút chân không để tránh không khí, vi khuẩn xâm nhập làm hỏng cốm.
Giá trị dinh dưỡng của món cốm ngon .
Cốm là hạt gạo lúa nếp non giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ con người. Cụ thể hạt cốm có chứa lượng Protein thực vật dồi dào, tinh bột, lipit, canxi. Đây là những chất cần thiết cun cấp năng lượng cho con người.
Hạt cốm có lượng chất xơ dồi dào và giàu vitamin tốt cho tiêu hoá, giảm mỡ máu, phòng ngừa tim mạch.
Cách chọn cốm Tây Bắc xịn, không nhuộm màu
Nên chọn mua cốm ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
Khi mở túi cốm ra nên kiểm tra xem hạt cốm có dẻo, thơm, ngon, vị ngọt tự nhiên hay không? Nếu cốm gửi đi xa sẽ bị cứng, bạn cho cốm vào nồi hấp lại tầm 3-5 phút xem hạt cốm có dẻo lại và vẫn giữ nguyên độ thơm ngon không?
Tại cửa hàng Tây Bắc TV đang bán một số đặc sản của Tây Bắc như: Thịt trâu sấy, thịt lợn sấy, lạp sườn, mắc khén, hạt dổi, thảo quả … cùng một số dược liệu quý như sâm đương quy ngâm mật ong, viên hà thủ ô, hoa đu đủ đực ngâm mật ong, tam thất bắc và mật ong rừng Tây Bắc.
Bất kỳ lúc nào, bạn cũng có cơ hội để được thưởng thức món ngon ngay tại nhà khi bạn đặt hàng với chúng tôi.
Trụ sở Tây Bắc TV: 264 Trần Hưng Đạo, Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu, Lai Châu
Hoặc theo địa chỉ:
Điện thoại: 0378308666
- Email: taybactv9999@gmail.com